Dấu gạch ngang Ngữ văn 7
eLib xin gởi đến các em bài học Dấu gạch ngang, nhằm giúp các em nắm được công dụng của dấu gạch ngang, đồng thời so sánh dấu gạch ngang với dấu gạch nối. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mục lục nội dung
1. Công dụng của dấu gạch ngang
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Ví dụ:
+ Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét ở phần ngoài của động Phong Nha, du khách đã có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ – thế giới của tiên cảnh.
(Trần Hoàng)
+ Tôi lại trở về con sông Cấm – dòng sông thơ ấu thân thương, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên với bao kí niệm vui buồn.
(Thanh Việt)
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Ví dụ:
+ Tôi quắc mắt:
- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
- Thưa anh, thế thì… hừ hừ… em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.
(Tô Hoài)
- Nối các từ nằm trong một liên danh:
- Ví dụ:
Đồng bào Sài Gòn – Gia Định hai lần đi đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lại đi đầu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (…).
2. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
- Điểm giống nhau: Cùng được viết theo chiều ngang.
- Sự khác biệt ở chỗ:
+ Dấu gạch nối không phải là dấu câu. Nó chỉ được dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
+ Dấu gạch ngang:
-
Dùng đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
-
Dùng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
-
Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.
-
Dấu gạch ngang dài hơn dấu gạch nối.
3. Luyện tập
Câu 1. Có thể dùng dấu phẩy để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu sau đây không ? Vì sao ?
Bà cụ Lềnh – mẹ bác Năm – chạy ra sân đón hỏi công việc làm ăn ra sao. Bác chán nản đáp :
- Thì cũng như ở nhà chứ gì mà bu phải hỏi rối.
(Theo Đình Hiếu)
Gợi ý làm bài:
Như chúng ta đã biết, dấu phẩy cũng được dùng để liệt kê cho nên trong một số trường hợp, việc dùng nó để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích có thể gây hiểu lầm. Trong câu đã cho, nếu dùng dấu phẩy để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích, thì người đọc có thể hiểu là có đến hai người (bà cụ Lềnh và mẹ bác Năm) chạy ra săn đón hỏi công việc làm ăn. Vì thế, trong trường hợp này, không nên dùng dấu phẩy mà nên dùng dấu gạch ngang.
Câu 2. Hãy thêm dấủ gạch ngang vào chỗ thích hợp để những câu sau đây trở nên dễ hiểu hơn:
a. Bác tôi một giáo viên có hơn 30 năm cầm phấn thừa hiểu tâm lí của bọn trẻ chúng tôi.
b. Nhắc đến cảnh quan Hà Tây, tục ngữ, ca dao, dân ca nhắc nhiều đến núi Ba Vì dãy núi này nằm ở phía tây, là biểu tượng của sự hùng vĩ và ý chí vươn lên của nhân dân và thắng cảnh Hương Sơn đẹp nhất trời Nam.
Gợi ý làm bài:
a. Bác tôi – một giáo viên có hơn 30 năm cầm phấn – thừa hiểu tâm lí của bọn trẻ chứng tôi.
b. Nhắc đến cảnh quan Hà Tây, tục ngữ, ca dao, dân ca nhắc nhiều đến núi Ba Vì - dãy núi này nằm ở phía tây, là biểu tượng của sự hùng vĩ và ý chí vươn lên của nhân dân và thắng cảnh Hương Sơn đẹp nhất trời Nam.
4. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Tác dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối
- Phân biệt được dấu gạch ngang, dấu gạch nối
- Sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong bài làm văn
- Có ý thức học tập bộ môn, yêu thích môn học.
Tham khảo thêm
- doc Tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Làm văn) Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7
- doc Rút gọn câu Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản nghị luận Ngữ văn 7
- doc Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 7
- doc Câu đặc biệt Ngữ văn 7
- doc Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn 7
- doc Ý nghĩa văn chương Ngữ văn 7
- doc Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện tập viết đoạn văn chứng minh Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Sống chết mặc bay Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn 7
- doc Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn 7
- doc Liệt kê Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Ngữ văn 7
- doc Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7
- doc Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7
- doc Văn bản đề nghị Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Văn Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Văn bản báo cáo Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra phần văn Ngữ văn 7
- doc Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tập làm văn Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7