Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7

Bài học Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy dưới đây nhằm giúp các em hiểu rõ về dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và công dụng của nó. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các em cùng tham khảo bài học dưới đây nhé.

Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7

1. Lý thuyết

a. Dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng được dùng để :

- Tức còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

- Lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng.

-Nhịp điệu câu văn giảm, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.

- Ví dụ:  Nhà em có nuôi rất nhiều con vật như: Con heo, con chó, con mèo...

d. Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy được dùng để:

- Ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp được đánh dấu.

- Giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp được đánh dấu.

- Ví dụ: Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng ; không sáng tạo không làm cách mạng được.

2. Luyện tập

Câu 1. Dấu chấm lửng trong ví dụ sau được dùng để làm gì ? Nếu không dùng dấu chấm lửng thì có thể diễn đạt như thế nào ?

"Làng nào cũng có nhiều cánh, mỗi cánh kết bè đảng chung quanh một người : cánh cụ bá Kiến, cánh ông đội Tảo, cánh ông tư Đạm, cánh ông bất Tùng…"

(Nam Cao, Chí Phèo)

Gợi ý làm bài:

Ở ngữ liệu trên chúng ta thấy dấu chấm lửng dùng để biểu thị sự liệt kê chưa hết. Nếu không có dấu chấm lửng thì câu văn sẽ như sau:

"Làng nào cũng có nhiều cánh, mỗi cánh kết bè đảng chung quanh một người : cánh cụ ba Kiến, cánh ông đội Tảo, cánh ông tư Đạm, cánh ông bát Tùng và một số cánh khác."

Cách diễn đạt này dài dòng, không hay bằng cách diễn đạt của Nam Cao.

Câu 2. Đọc truyện vui sau đây và cho biết vì sao anh con trai trong truyện lại uống rượu và đánh bạc.

Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến đổ trối trăng. Ông lão thều thào nói qua hơi thở :

- Đừng uống trà… uống rượu, con nhé !

- Đừng đánh cờ… đánh bạc, con nhé !

Anh con trai vốn là người con vừa có hiếu, vừa cần kiệm, nhưng không hiểu vì sao chỉ sau khi bố mất ít lâu đã trở thành bợm rượu và con bạc lừng lẫy nhất vùng, đến nỗi bán sạch cả sản nghiệp do bố để lại.

Gợi ý làm bài:

Dấu chấm lửng trong câu truyện trên có tác dụng biểu thị lời dặn bị ngắt quãng, nhưng ở đây người con trai lại nghĩ là chỗ ngắt quãng đó là chỗ ngắt câu. Vì thế, lời dặn của ông bố bị anh ta hiểu nhầm ý:

- Đừng uống trà ! Uống rượu, con nhé !

- Đừng đánh cờ ! Đánh bạc, con nhé !

Đó là lí do khiến anh lao vào uống rượu và đánh bạc.

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm môt số nội dung chính sau:

- Học sinh nắm vững công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm hỏi.

- Có ý thức dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy có hiệu quả trong nói và viết

- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .

Ngày:07/01/2021 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM