Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngữ văn 10
Bài học dưới đây sẽ giúp các em nhận rõ đặc điểm của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. Từ đó, các em sẽ có kĩ năng trình bày lời nói hoặc viết văn bản một cách phù hợp, không sợ bị lẫn lộn. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói
- Khái niệm: Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hằng ngày, ở đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể luân phiên nhau trong vai nói và vai nghe.
- Hoàn cảnh sử dụng:
+ Người nói: Ít có điều kiện lựa chọn gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ.
+ Người nghe: Phải tiếp nhận kịp thời, không có điều kiện suy ngẫm, phân tích.
- Ngữ điệu:
+ Góp phần bộc lộ, bổ sung thông tin qua giọng nói: Có thể cao - thấp, nhanh - chậm, mạnh - yếu, liên tục - ngắt quảng,…
+ Ngoài ra còn có sự kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ như: Nét mặt, ánh mắt cử chỉ điệu bộ,…
- Phân biệt nói và đọc:
+ Giống: Cùng dùng âm thanh.
+ Khác:
- Nói: Phải có ngữ điệu, cử chỉ.
- Đọc: Phải lệ thuộc tuyệt đối vào văn bản. Phải tận dụng ưu thế của ngữ điệu để làm toát lên nội dung.
⇒ Lưu ý: Bài phát biểu, diễn giảng, đàm thoại… là loại trung gian giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Từ ngữ:
+ Phong phú, đa dạng.
+ Sử dụng những lớp từ:
- Mang tính khẩu ngữ.
- Từ địa phương.
- Trợ từ, thán từ.
- Từ đưa đẩy.
- Câu:
+ Sử dụng câu tỉnh lược, thậm chí chỉ có 1 từ.
+ Có lúc có câu quá rườm rà, có yếu tố dư thừa trùng lặp.
2. Đặc điểm của ngôn ngữ viết
- Khái niệm: Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Cho nên muốn viết và đọc văn bản, người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản.
- Hoàn cảnh sử dụng:
+ Phải biết ký hiệu chữ viết; quy tắc chính tả; quy tắc tổ chức văn bản…
+ Người viết: Có điều kiện suy ngẫm lựa chọn gọt giũa từ ngữ.
+ Người đọc: Có điều kiện suy ngẫm để lĩnh hội thấu đáo.
- Phương tiện hỗ trợ:
+ Các dấu câu, các kí hiệu văn tự.
+ Các hình ảnh minh hoạ, biểu đồ, sơ đồ…
- Từ ngữ:
+ Được lựa chọn, thay thế nên có tính chính xác cao.
+ Sử dụng từ ngữ phù hợp với từng phong cách văn bản.
- Câu:
+ Thường sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng tổ chức mạch lạc.
+ Đôi khi cũng sử dụng câu ngắn gọn dễ nhớ.
3. Quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có mối quan hệ qua lại, chặt chẽ:
- Ngôn ngữ nói: Được ghi lại bằng chữ viết.
- Đôi khi ngôn ngữ viết được trình bày bằng lời nói miệng.
→ Mối quan hệ qua lại.
- Tránh dùng lẫn lộn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy vận dụng kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ viết đã học, để phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong đoạn trích sau:
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc tải đạn cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh)
Gợi ý trả lời:
- Từ ngữ: Dùng những từ ngữ bình dị, gần gũi, dễ hiểu với đại chúng.
- Dùng từ ngữ liên kết: từ, từ những.
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật liệt kê, điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu.
Câu 2: Trong những câu sau, câu nào là ngôn ngữ nói? Câu nào là ngôn ngữ viết?
(1) Mẹ ơi! Con mới mua cái này nè!
(2) Trong thơ ca Việt Nam, những bài thơ viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ khá là nhiều.
(3) Cha đi chợ nhớ về sớm đấy!
(4) Chủ nghĩa lãng mạn vừa là trào lưu văn học, vừa là phương pháp sáng tác, mang một nội dung lịch sử xã hội - cụ thể, được hình thành ở Tây Âu vào những năm 1789.
Gợi ý trả lời:
- Ngôn ngữ nói: (1) và (3).
- Ngôn ngữ viết: (2) và (4).
5. Kết luận
- Nhận rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp.
- Có kỹ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; tránh nói như viết hoặc viết như nói.
- Nắm được những đặc điểm về tình huống giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu và phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Tham khảo thêm
- doc Tổng quan văn học Việt Nam
- doc Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- doc Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- doc Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt)
- doc Văn bản- Ngữ Văn 10
- doc Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)
- doc Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)
- doc Văn bản (tt) Ngữ văn 10
- doc Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- doc Lập dàn ý bài văn tự sự
- doc Uy- lít- xơ trở về (trích Ô -đi- xê - sử thi Hi Lạp)
- doc Ra- ma buộc tội (trích Ra- ma- ya- na- sử thi Ấn độ)
- doc Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- doc Tấm Cám Ngữ văn 10
- doc Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- doc Tam đại con gà (truyện cười) Ngữ văn 10
- doc Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10
- doc Ca dao thân thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10
- doc Ca dao hài hước Ngữ văn 10
- doc Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái) Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự Ngữ văn 10
- doc Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10
- doc Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ngữ văn 10
- doc Tỏ lòng (Thuật hoài) Ngữ văn 10
- doc Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) Ngữ văn 10
- doc Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10
- doc Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Ngữ văn 10
- doc Đọc Tiểu Thanh kí Ngữ văn 10
- doc Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10
- doc Vận nước (Quốc tộ) Ngữ văn 10
- doc Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10
- doc Hứng trở về (Quy hứng) Ngữ văn 10
- doc Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10
- doc Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) Ngữ văn 10
- doc Trình bày một vấn đề Ngữ văn 10
- doc Lập kế hoạch cá nhân Ngữ văn 10
- doc Thơ Hai-cư của Ba-sô Ngữ văn 10
- doc Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) Ngữ văn 10
- doc Nỗi oán của người phòng khuê Ngữ văn 10
- doc Khe chim kêu (Điểu minh giản) Ngữ văn 10
- doc Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10