Văn thuyết minh lớp 8
Hiểu được tầm quan trọng của việc làm bài văn thuyết minh ở trường THCS hiện nay, eLib đã biên soạn một cách đầy đủ hệ thống những bài văn mẫu hay, bổ ích. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em tư duy sáng tạo về những vấn đề xã hội và kĩ năng làm bài thuyết minh thuần thục. Chúc các em học tập tốt!Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài văn thuyết minh lớp 8
2. Những yêu cầu khi làm bài văn thuyết minh lớp 8
2.2. Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
2.4. Liên kết đoạn văn trong văn bản
3. Các kiểu bài văn thuyết minh lớp 8
3.1. Thuyết minh về một thứ đồ dùng, con vật loài cây
3.2. Thuyết minh về một thể loại văn học
3.3. Thuyết minh về một phương pháp
3.4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
1. Giới thiệu bài văn thuyết minh lớp 8
Môn Tập làm văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là một trong những môn học rất khó, gây nhiều lúng túng cho học sinh, các em rất ngại học bộ môn này. Đặc biệt đối với học sinh lớp 8 môn Tập làm văn lại càng khó hơn bởi các em phải làm quen với một kiểu văn bản hoàn toàn mới: Đó là văn thuyết minh. Dưới đây là những bài văn mẫu thuyết minh để các em tham khảo. Mời các em tham khảo nội dung từng bài văn chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Những yêu cầu khi làm bài văn thuyết minh lớp 8
2.1. Tìm hiểu đề
Để có một bài văn hoàn chỉnh người viết phải trải qua năm bước (Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn, đọc và sửa bài), trong đó tìm hiểu đề là bước thứ nhất. Kĩ năng tìm hiểu đề là kĩ năng định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện một bài tập làm văn. Tuy vậy đa số học sinh thường không chú ý đến bước này. Vì vậy trong quá trình làm bài các em thường lạc đề hoặc lệch đề nên bài văn thường không có điểm cao.
Cũng chính vì lẽ đó hướng dẫn các em làm tốt bước này sẽ giúp học sinh tránh được việc lạc đề, lệch đề. Từ đó bài văn sẽ tốt hơn.
Nắm được hạn chế đó của học sinh nên tôi luôn hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng như trước các đề trong bài học. Yêu cầu học sinh gạch chân vào các từ “khóa” của đề bài.Trên cơ sở đó các em sẽ biến nó thành một kĩ năng cần thiết trước khi viết bài.
Để học sinh xem tìm hiểu đề là một bước không thể thiếu khi làm bài thì giáo viên phải giúp các em thành thạo bước này trong quá trình dạy học. Người giáo viên nên tận dụng thời gian để cho các em luyện tập.
2.2. Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Thế nào là đoạn văn? Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Đoạn văn thường có câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề. Ta thường có đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song hành, …
Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản. Vì vậy viết tốt đoạn văn là một trong những điều kiện để có một bài văn hay.
2.3. Phương pháp làm bài
- Sau khi nhận đề học sinh tuyệt đối không nên làm bài ngay, sẽ dễ bị lạc đề. Điều trước tiên là các em dùng bút (nên dùng bút chì) gạch dưới những từ ngữ quan trọng có trong đề bài để trên cơ sở đó bám sát yêu cầu của đề trong quá trình làm bài và tránh được lạc đề. Hiểu rõ và đúng nghĩa các từ này. Sau khi nắm vững yêu cầu của đề, các em tập trung cho công việc lập dàn bài chi tiết. Đọc đi đọc lại dàn bài để tìm xem có còn thiếu sót để bổ sung thêm. Tiếp theo tìm dẫn chứng để minh họa hoặc lồng ghép các minh chứng có liên quan vào các lý lẽ phân tích của mình. Dẫn chứng càng phong phú (có chọn lọc, tránh tham lam) và độc đáo sẽ nâng chất lượng bài làm của mình lên. Tránh viết lan man và quá dài gây nhàm chán, lạc lõng dễ đi đến việc phân tích không sát chủ đề. Những bài làm như thế này chắc chắn không thể đạt điểm trung bình, nếu không nói là điểm kém.
- Ngoài ra, phong cách thể hiện (là văn phong của mỗi học sinh) là điều vô cùng quan trọng, các em cần thể hiện sự sáng tạo trong bài làm. Cách viết hay cách thể hiện khác lạ dễ gây chú ý giám khảo, nếu sự khác lạ đó độc đáo chắc chắn các em sẽ đạt điểm cao.
- Để đạt điểm tốt bài làm văn của mình, các em phải thường xuyên rèn kỹ năng viết bằng nhiều cách như: tự ra đề và làm bài, sau đó nhờ anh chị hay thầy cô xem lại và góp ý; tập viết văn những khi có thời gian rỗi.
2.4. Liên kết đoạn văn trong văn bản
Một bài văn được tạo thành bởi nhiều đoạn văn liên kết lại với nhau. Bài văn là một chỉnh thể hoàn chỉnh nên giữa các đoạn văn cần có sự liên kết với nhau. Liên kết đoạn văn nhằm mục đích làm cho ý của cả đoạn vừa phân biệt nhau vừa liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản. Muốn vậy, phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp.
3. Các kiểu bài văn thuyết minh lớp 8
3.1. Thuyết minh về một thứ đồ dùng, con vật loài cây
Dạng đề này yêu cầu người học thuyết minh một đồ dùng, vật dụng thường là gần gũi với ta. Khi thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, người học phải làm sao cho người đọc hiểu được cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản,... Trong các phương pháp thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, em có thể vận dụng phương pháp cho đồ dùng đó tự kể về bản thân mình hoặc sử dụng đối thoại, miêu tả nhằm tạo lên sự hấp dẫn cho bài thuyết minh.
Dàn ý chung:
a. Mớ bài
- Giới thiệu đối tượng cần được thuyết minh (khi giới thiệu, chú ý giới thiệu khái quát vè tên gọi, vai trò, ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày như thế nào...)
b. Thân bài
- Đưa ra giải thích khái niệm về tên gọi cùa đồ dùng đó.
- Trình bày các tri thức liên quan đến đối tượng:
+ Nguồn gốc, xuất xứ.
+ Cẩu tạo, các loại của đồ dùng.
+ Sự thay đồi về các đặc điếm, tính chất của đồ dùng theo thời gian
+ Công dụng, lợi ích của nó trong cuộc sống hàng ngày.
+ Cách thức sử dụng.
+ Bảo quản.
Lưu ý: Những tri thức trên em có thể kết hợp một cách khéo léo theo trình tự (có sự lựa chọn, hoặc kết hợp các trình tự):
+ Trình tự không gian (Trong - Ngoài, Xa - Gần, Trên – Dưới....)
+ Trình tự thời gian (Trước - Sau. Sớm - Muộn,...)
c. Kết bài
- Nêu lên giá trị, ý nghĩa của đồ dùng.
- Sự phát triển của đồ dùng đó trong tương lai.
3.2. Thuyết minh về một thể loại văn học
Dạng đề này chọn hình thức quan sát một thể thơ hoặc một thể loại văn học, hoặc một tác giả, tác phẩm làm đối tượng quan sát để thuyết minh. Tuy vậy, để làm được một bài thuyết minh về một thể loại văn học, người học cần có vốn tri thức vê bằng, trắc, vần, niêm, ngắt nhịp,... Những khái niệm này người học sẽ được giáo viên cung cấp, hoặc người học có thế chủ động tìm hiểu trên các sách tham kháo, mạng in-tơ-nét,...để tích luỹ vốn tri thức về các thế loại văn học cho mình. Từ đó. người học sẽ có cơ sở vừng chắc để làm tốt bài văn thuyết minh. Trong quá trình quan sát thể loại văn học, người học cần phải có sự lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể (thường là lấy chính bản thân tác phẩm) để làm sáng tó các đặc điểm ấy.
Dàn ý chung:
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về thể loại được thuyết minh.
b. Thân bài
- Đưa ra giải thích, khái niệm về tên gọi của thể loại đó.
- Phạm vi thể loại này thường hay xuất hiện.
- Hình thức chủ yếu của thể loại đó bao gồm những đặc điểm nào: bằng, trắc, niêm, vần, ngắt nhịp...
c. Kết bài
- Việc sử dụng thể loại văn học này có ý nghĩa gì trong việc thế hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
3.3. Thuyết minh về một phương pháp
Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) là hướng dẫn cho người khác cách thức tạo ra một sản phẩm nào đó. Đó có thể là một món ăn, một món đồ chơi...Khi người học giới thiệu, bản thân phải nắm chắc phương pháp (cách làm) đó và có thể người học đã có kinh nghiệm thực hiện qua. Khi thuyết minh, cần trình bày rõ ràng, dề hiểu, khoa học về điều kiện, cách thức, trình tự,..làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sàn phẩm đó.
Dàn ý chung thuyết minh về món ăn
a. Mớ bài
Giới thiệu khái quát về món ăn gắn liền với tên một vùng miền nối tiếng.
b. Thân bài
- Nguyên liệu chuẩn bị.
- Các bước tiến hành chế biến:
+ Sơ chế nguyên vật liệu.
+ Làm chín thức ăn.
+ Bày trí món ăn.
+ Yêu cầu thành phẩm.
+ Cách thưởng thức món ăn.
c. Kết bài
- Ý nghĩa văn hóa trong món ăn.
- Bày tỏ tình cảm của em về món ăn.
Dàn ý chung thuyết minh về món đồ chơi
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về món đồ chơi.
b. Thân bài
- Nguyên liệu chuẩn bị (vật liệu, dụng cụ thực hiện sản phẩm)
- Các bước thực hiện sản phẩm.
- Yêu cầu thành phẩm.
- Cách sử dụng sản phẩm.
c. Kết bài
- Ý nghĩa của sản phẩm.
- Bày tỏ tình cảm của em về sán phẩm.
3.4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Thuyết minh về một danh lam thắng cánh là giới thiệu cho người đọc những hiểu biết về danh lam thẳng cảnh đỏ. Trong bài thuyết minh, người học cẩn giới thiệu được vị trí, nét độc đáo xoay quanh danh thắng đó. Khi giới thiệu, bản thân người học phải có vốn kiến thức về danh thắng, kiến thức có được có thể do tham khảo sách vở, ti vi, hoặc đã từng trực tiếp đến tham quan. Nếu đó là di tích lịch sử. thì thường là nó sẽ gắn liền với kết cấu di tích, thời gian, sự kiện lịch sử, nhân vật, ýnghĩa của di tích đối với đất nước, địa phương.... Còn nếu đó là cảnh vật thì cần chú ý thuyết minh về nét đẹp độc đáo. nối bật của nó. Để có được một bài thuyết minh về danh lam thẳng cảnh hay. thì lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn, tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cư sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp, lời văn cần chính xác và biểu cảm.
Dàn ý chung:
a. Mớ bài
- Giới thiệu khái quát về tên gọi. vị trí địa lí, gắn liền với vùng miền nổi tiếng.
b. Thân bài
- Nguồn gốc, lịch sử, nhân vật lịch sử nào gắn liền.
- Kết cấu, hình dạng của danh thắng.
- Miêu tả vẻ đẹp của danh thắng.
- Ý nghĩa của danh thắng trong lòng mỗi con người khi tham quan..
c. Kết bài
- Ý nghĩa văn hóa, tư tưởng của danh thang đối với đất nước, địa phương.
Bày tỏ suy nghĩ cùa em về danh lam thẳng, cảnh đó.
4. Bí quyết để đạt điểm cao trong bài văn tự sự lớp 8
4.1. Nội dung lôi cuốn
Nội dung của một bài văn thuyết minh là cung cấp thông tin về đối tượng sự vật. Vì vậy để có một bài văn thuyết minh hay trước hết cần có thông tin hấp dẫn, thú vị. Đó chính là những nét độc đáo, ấn tượng của đối tượng, sự vật. Ví dụ như những con số biết nói, những hình ảnh ấn tượng, những nghiên cứu, phát minh,….
Tuy nhiên với những đối tượng không có sự hấp dẫn như phát minh hay những con số ấn tượng thì cần chỉ ra nét thú vị của đối tượng. Chúng ta cần khai thác sự đối lập, chi tiết, đặc điểm riêng của đối tượng. Ví dụ như cây bút dùng hàng ngày nhìn đơn giản nhưng bên trong lại có kết cấu khác phức tạp… Hay với bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh chúng ta có thể đưa các thông tin như danh lam ấy đã lưu lại dấu ấn của văn hóa lịch sử như thế nào?
Đặc biệt, bài văn thuyết minh là bài cung cấp tri thức cho người đọc (người nghe) để họ có thể hiểu, nắm được đặc điểm, bản chất một sự vật, hiện tượng nào đó. Vì thế muốn thuyết minh được mạch lạc, rõ ràng, người viết phải có vốn tri thức nhất định về điều mình viết. Muốn có tri thức, người viết phải trực tiếp tìm hiểu sự vật, quan sát, ghi chép, hỏi những người am hiểu,… Đó là cách tích lũy kiến thức trực tiếp. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tích lũy kiến thức gián tiếp thông qua sách vở, báo đài…
Như vậy, đối với bài văn thuyết minh chúng ta cần phải khéo léo truyền sự thú vị cho người đọc, người nghe. Tìm ra những nét đặc biệt của sự vật, đối tượng để có những thông tin hấp dẫn cho bài văn của mình.
4.2. Hình thức hấp dẫn
Khi một bài văn đã có được những nội dung hay thì cần được trình bày dưới một hình thức hấp dẫn, như vậy mới có thể có một bài văn trọn vẹn. Vì vậy khi đưa ra đặc điểm, thông tin về đối tượng người viết cần diễn giải trình bày sống động, thú vị, lôi cuốn người đọc.
Theo thầy Nguyễn Phi Hùng để hình thức bài văn trở nên lôi cuốn người nghe, người đọc cần đảm bảo hai yếu tố. Thứ nhất là sử dụng biện pháp nghệ thuật như nhân hóa (Thuyết minh về tà áo dài: dưới dạng viết thư giới thiệu…), so sánh, ẩn dụ. Ngoài ra để bài văn thuyết minh cụ thể sinh động, hấp dẫn, học sinh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Bởi vì yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. Tuy nhiên, thầy Hùng cũng nhấn mạnh rằng, khi sử dụng yếu tố miêu tả, học sinh không được nhầm lẫn giữa văn thuyết minh và văn miêu tả để tránh sai sót trong quá trình làm.
Thứ hai, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau như câu bị động, câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán… để tăng tính sinh động cho bài văn. Đặc biệt hơn chúng ta cần tìm ra giọng văn riêng cho bản thân, điều này sẽ không khó khăn khi chúng ta chịu khó rèn luyện và viết nhiều.
Như vậy, trong văn thuyết minh người viết, người nói cần phải biết linh hoạt sử dụng các yếu tố như miêu tả, biện pháp nghệ thuật để tăng sức hấp dẫn và làm cho đối tượng trong văn bản được nổi bật hơn. Đầu tiên cần phải khách quan, xác thức, hữu ích cho tất cả mọi người. Hơn nữa, trình bày trong văn bản thuyết minh cần có tính chính xác, rõ ràng, các câu văn phải được liên kết chặt chẽ mà vẫn giữ được sức hấp dẫn.
4.3. Nắm được các kỹ năng
Một bài văn thuyết minh tác phẩm văn học được đánh giá là hấp dẫn khi người viết phải vận dụng tốt kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm vào trong bài viết của mình. Khả năng cảm thụ và thẩm thấu các giá trị của tác phẩm đó sẽ giúp người viết truyền đạt được tư tưởng của tác giả thông qua bài viết của mình. Do vậy trong bài viết cần có các dẫn chứng thật sắc bén để chứng minh cho quan điểm của người viết, đó có thể là một câu nói của nhân vật hoặc một đoạn trích dẫn từ tác phẩm.
Ngoài những kỹ năng trên thì để làm tốt một bài văn thuyết minh tác phẩm văn học đòi hỏi teen phải có khả năng ghi nhớ được nội dung chính của tác phẩm, cũng như các nét chính về tác giả như sự nghiệp văn học, tư tưởng, tuyên ngôn nghệ thuật để bài viết thực sự sâu sắc và thuyết phục hơn.
4.4. Luyện tập viết nhiều
Để viết văn tốt, tiến bộ nhanh thì học sinh phải thường xuyên luyện tập, viết nhiều, đọc nhiều sẽ giúp tăng vốn từ cũng như khả năng diễn đạt, kết hợp các phương pháp làm văn thuần thục hơn. Đặc biệt, trong quá trình viết, các em cũng thấy được những hạn chế của bản thân để khắc phục, triển khai bài tốt hơn trong các bài viết sau.
Tham khảo thêm
- DOCTổng hợp dàn ý thuyết minh về con vật nuôi mà em yêu thích
- DOCThuyết minh về con vật nuôi mà em yêu thích
- DOCDàn ý thuyết minh về loài hoa em yêu thích
- DOCThuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích
- DOCThuyết minh về Chiếc xe đạp
- DOCThuyết minh về cây dừa
- DOCThuyết minh về cái phích nước
- DOCThuyết minh về cây tre
- DOCThuyết minh về chiếc nón lá
- DOCThuyết minh về trò chơi thả diều của thiếu nhi