Nghị luận xã hội lớp 8
Văn nghị luận xã hội ở chương trình Ngữ văn 8 đòi hỏi ở các em sự tinh tế và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng. Dưới đây eLib đã biên soạn một cách đầy đủ hệ thống những bài văn mẫu hay, bổ ích. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em tư duy sáng tạo về những vấn đề xã hội và kĩ năng làm bài Nghị luận xã hội thuần thục. Chúc các em học tập tốt!Mục lục nội dung
1. Giới thiệu văn mẫu Nghị luận xã hội lớp 8
2. Cách làm bài văn Nghị luận xã hội lớp 8
2.1. Kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống
2.2. Kiểu bài văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
3. Những lưu ý trong cách làm bài văn nghị luận xã hội
4. Cách làm bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao
4.1. Đảm bảo bố cục bài hoàn chỉnh
4.2. Lập dàn ý theo bố cục của từng dạng đề nghị luận
4.3. Tích lũy kiến thức xã hội cần thiết và nắm bắt thông tin
1. Giới thiệu văn mẫu Nghị luận xã hội lớp 8
Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức thật 100% và rất thực tế với cuộc sống hằng ngày. Vì vậy các em cần sự tinh tế và nắm bắt thông tin nhanh chóng. Bí quyết cho các em là hãy chăm chút đọc bào hàng ngày, tốt nhất là lướt web đọc báo mạng để có thể tiếp cận nhanh chóng với những thông tin cực hot làm tài liệu cho riêng mình. Nên ghi chép lại những chi tiết cần thiết để làm dẫn chứng, nên chọn lọc những chi tiết hay để bài văn có được những dẫn chứng thiết thực và bám sát đề. Học sinh quá quen với tư duy văn học, kiến thức về xã hội còn hạn chế, tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, dung lượng một bài không được quá dài, chỉ được viết trong một thời gian ngắn về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa...Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh. Hiểu được những khó khăn và áp lự của các em. eLib đã biên soạn hệ thống những bài văn mẫu nghị luận xã hội hay nhất năm 2020. Mời các em tham khảo nội dung từng bài văn chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Cách làm bài văn Nghị luận xã hội lớp 8
2.1. Kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
a. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn…
b. Thân bài:
- Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).
- Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
- Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề nghị luận.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người
2.2. Kiểu bài văn Nghị luận về một hiện tượng đời sống
a. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
b. Thân bài
- Nêu rõ hiện tượng (giải thích khái niệm)
- Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)
- Chỉ ra nguyên nhân.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình). Nêubiện pháp khắc phục.
c. Kết bài:
- Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Dẫn chứng
- Trong bài văn nghị luận dẫn chứng rất quan trọng, dẫn chứng hay, xác đáng sẽ làm bài viết có độ tin cậy , thuyết phục người đọc lớn.
- Dẫn chứng phải tiêu biểu, cụ thể, chính xác, toàn diện, vừa đủ. Trong bài văn nghị luận xã hội nên hạn chế lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học.
- Dẫn chứng cần có độ khái quát chỉ chắt lọc những điều cơ bản nhất, tránh tình trạng sa vào kể lại dẫn chứng.
3. Những lưu ý trong cách làm bài văn nghị luận xã hội
Để làm được một bài văn nghị luận xã hội nhanh, chính xác nhất, đòi hỏi học sinh có những hiểu biết nhất định về các vấn dề thời sự, chính trị-xã hội nóng bỏng của đất nước, đặc biệt là các vấn đề đang được đưa ra bàn luận. Vì thế, học sinh nên tích lũy kiến thức qua báo đài, sách vở, mạng xã hội.
Tập thói quen ghi chép, đặc biệt là các sự kiện xã hội xảy ra xung quanh ta, nâng cao nền tảng văn hóa, tri thức cho bản thân.
Tham khảo các bài xã luận, phóng sự, điều tra. Học tập cách lập luận về một vấn đề xã hội.
Học cách hệ thống hóa các vấn đề, so sánh, đối chiếu các quan điểm khác cùng chiều hay ngược chiều xung quanh một vấn đề, đưa ra ý kiến của bản thân.
3.1. Phương pháp làm bài
- Trước hết bạn hãy tạo cho mình thói quen phân tích vấn đề mỗi ngày. Trước bất kì sự việc, hay một câu nói của ai đó hãy luôn cố gắng để phân tích ý nghĩa, hàm ý bằng khả năng của bản thân bạn.
- Cập nhật thông tin một cách thường xuyên là không thể thiếu, hãy chú ý theo dõi chương trình thời sự, đọc sách, tìm hiểu thông tin về các nhân vật nổi bật, chuyên mục kĩ năng sống mỗi ngày... hãy luôn để mọi thông tin trong tầm kiểm soát.
- Cố gắng nhớ và hiểu ý nghĩa của các câu nói, hay một châm ngôn sống nào đó. Đọc sách tham khảo sẽ giúp khơi gợi những sáng tạo.
- Cố gắng nhớ và hiểu ý nghĩa của các câu nói, hay một châm ngôn sống nào đó. Đọc sách tham khảo sẽ giúp khơi gợi những sáng tạo của bạn, đồng thời tích lũy được cách hành văn và phương pháp làm bài.
- Học đi đôi với hành bạn nhé. Hãy tự mình đặt bút viết và phân tích, sau đó đọc lại và đối chiếu với đáp án. Điều đó sẽ giúp bạn nhớ lâu và hiểu sâu sắc vấn đề hơn.
- Năm phương pháp làm bài nghị luận lớp 8 bao gồm: Quy nạp, móc xích, diễn dịch, song hành, tổng phân hợp.
- Phương pháp diễn dịch: Là cách mà các em trình bày từ ý trong tâm triển khai thành các ý nhỏ, khái quát cho đến ý cụ thể. Câu chủ đề sẽ được đứng ở đầu đoạn văn. Những câu còn lại trong bài sẽ giữ nhiệm vụ triển khai, làm sáng rõ ý chính đó.
- Phương pháp quy nạp: Đi từ những ý cụ thể nhất, ý nhỏ nhất để rút ra ý tổng quát. Câu chủ đề thường đứng ở cuối đoạn văn, chốt lại toàn bộ nội dung chính của toàn bài. Những câu phía trên sẽ làm nhiệm vụ triển khai nội dung chính.
- Phương pháp tổng phân hợp: Là cách trình bày từ ý chung chung đến từng ý cụ thể và được tổng kết lại bằng một câu khái quát cao. Câu mở với nhiệm vụ dẫn dắt người đọc nhằm giới thiệu phần nội dung, những câu tiếp ở đoạn thân sẽ triển khai cụ thể câu chủ đề và câu kết là chốt lại vấn đề. Đây là một trong những cách làm bài văn nghị luận lớp 8 thường gặp trong các đề thi.
- Phương pháp móc xích: Là cách trình bày theo ý nọ có sự móc nối sang ý kia, câu sau với mục đích giải thích, phát triển cho ý của câu trước. Câu sau liên kết với nội dung câu trước qua việc lặp lại một ý nghĩa hay từ ngữ của câu trước.
- Phương pháp song hành: Là cách trình bày các câu văn song song với nhau, không có câu nào giải thích cho câu khác. Các câu trong một đoạn văn sẽ cùng phối hợp ăn ý với nhau để làm sáng tỏ nội dung chính của đề bài.
3.2. Hình thức đoạn văn
- Đoạn văn phải đảm bảo đúng dung lượng theo yêu cầu của đề bài, thông thường là 200 chữ (khoảng 20 tới 23 dòng), tránh viết quá dài hoặc quá ngắn. Đoạn văn có thể tùy ý lựa chọn các cấu trúc: song hành, móc xích, quy nạp, diễn dịch hay tổng phân hợp,... nhưng phải đúng cấu trúc đoạn văn: Không xuống dòng giữa đoạn; đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và lùi vào một chữ ở đầu dòng và kết thúc bằng dấu ngắt câu - có thể là dấu chấm, chấm than, ba chấm hoặc chấm hỏi tùy theo kiểu câu phù hợp với nội dung kết đoạn.
3.3. Nội dung đoạn văn
- Để xác định đúng nội dung nghị luận, các em cần phân biệt bài văn nghị luận xã hội với đoạn văn nghị luận xã hội. Nếu bài văn nghị luận về một vấn đề (chủ đề - ý lớn) trong cuộc sống xã hội thì đoạn văn chỉ nghị luận trọn vẹn một khía cạnh của vấn đề (tiểu chủ đề - ý nhỏ). Điều các em cần lưu ý là tuyệt đối không triển khai hệ thống ý nghị luận của tổng thể vấn đề khiến đoạn văn trở thành bài văn thu nhỏ.
- Tuy chỉ nghị luận về một khía cạnh, một bình diện nhỏ trong vấn đề lớn, để nội dung nghị luận trong đoạn văn mạch lạc, khúc chiết, bản thân bình diện (tiểu chủ đề) ấy cũng phải được triển khai thành hệ thống ý nhỏ hơn. Sau đây là một số gợi ý về việc triển khai hệ thống ý trong đoạn văn mà các em có thể tham khảo:
4. Cách làm bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao
4.1. Đảm bảo bố cục bài hoàn chỉnh
Bài văn nào cũng thế, cũng có bố cục gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Nếu không đủ các thành phần đó sẽ là một bài văn thiếu ý tưởng, nội dung sơ sài và điểm cho bài văn sẽ rất thấp. Cách làm từng phần cụ thể như sau:
Phần mở bài: Bao giờ cũng là phần giới thiệu tổng quát về bài văn.
Phần thân bài: Triển khai các ý, làm sâu sắc các luận điểm luận cứ mà bạn đã xác định từ đầu. Ở phần này, các bạn cần nêu chi tiết các ý đã đưa ra, để làm sáng tỏ các luận điểm, luận cứ trong đề bài. Thân bài cần phải được viết trôi chảy, rõ ràng, mượt mà để người đọc bị cuốn hút theo lối văn của bạn.
Phần kết bài: Dùng để tổng kết lại toàn bộ bài văn, bạn cần kết luận những gì đã đưa ra, nêu lên ý kiến bản thân và những gì mình đã học được,…. Đây là một phần cần có sự đầu tư về lời văn, nếu không khi 2 phần trên viết hay mà kết bài viết dở thì bài văn của bạn cũng chưa được đánh giá cao.
4.2. Lập dàn ý theo bố cục của từng dạng đề nghị luận
- Sau khi xác định được kiểu, dạng đề nghị luận, chúng ta cần bắt tay nhanh vào việc lập dàn ý. Tuy nhiên, muốn lập dàn ý đầy đủ thì ta phải nắm được bố cục chung của từng kiểu bài văn nghị luận xã hội. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường đề cập tới những vấn đề về đạo đức, lối sống, quan điểm sống của các nhà tư tưởng lỗi lạc hay các danh nhân nổi tiếng. Dấu hiệu để nhận biết kiểu đề này thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiếng hay là một câu thơ, một ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học,…
- Về bố cục, trước hết phần mở bài, ta phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Phần thân bài cần giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm. Sau đó, ta phân tích và chứng minh mặt đúng - sai của tư tưởng, đạo lý đó. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội. Cuối cùng, ta cần phải bình luận mở rộng vấn đề: có thể là bác bỏ những biểu hiện sai lệch, khẳng định tính đúng đắn. Tất cả những bước trên ta phải có dẫn chứng đi kèm nhằm tăng tính thuyết phục cho người nghe, người đọc. Phần kết bài cần đánh giá khái quát ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận và rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lý đó.
4.3. Tích lũy kiến thức xã hội cần thiết và nắm bắt thông tin
- Nhiều giáo viên khi chấm bài làm của thí sinh đều cho rằng số rất ít thí sinh làm bài tốt ở câu nghị luận xã hội. Bởi lẽ, ở trường học, các em còn quá lệ thuộc vào cách học khuôn mẫu, thiếu tư duy, sáng tạo. Do vậy để đạt điểm cao, ngoài kiến thức được học tại trường, các em phải có lượng hiểu biết về xã hội. Thí sinh có thể ủng hộ hay phản đối một quan niệm nào đó song phải có khả năng lập luận sắc bén và cách hành văn trôi chảy, có sức thuyết phục. Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức được tích lũy và lấy ra từ cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, bạn cần sự tìm kiếm, học hỏi và nắm bắt thông tin nhanh chóng. Muốn vậy, cần khai thác thông tin trên đài, báo, truyền hình hàng ngày; ghi chép lại những nhân chứng, bài học, tình huống hay và có ý nghĩa trong cuộc sốngđể làm tư liệu, dẫn chứng cho bài làm.
4.4. Biết cách quản lý thời gian
- Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên thí sinh cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, chúng ta cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.
4.5. Cần phát triển bài nghị luận xã hội theo hướng mở
Trong những năm gần đây, đề thi môn Ngữ văn đã có nhiều thay đổi về cấu trúc cũng như nội dung. Xu hướng chung của các kì thi là ra đề theo hướng mở. Việc ra đề theo hướng mở đã góp phần phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh trong việc học môn Ngữ văn. Nội dung của đề mở không chỉ là những vấn đề xã hội gần gũi, đời thường.
Hiện nay cách ra đề nghị luận xã hội của các thầy cô giáo trong các kì kiểm tra hoặc thi cử sáng tạo, phong phú.