Nghị luận văn học lớp 10
Văn mẫu lớp 10 tạo nền tảng giúp các em lĩnh hội tri thức, nắm được đặc trưng riêng của từng thể loại văn học, từ đó áp dụng triển khai bài viết của mình. Bài văn mẫu đã được eLib chọn lọc và tổng hợp một cách kĩ càng sẽ là tài liệu hữu ích cho các em. Chúc các em học tốt!Mục lục nội dung
1. Giới thiệu văn mẫu nghị luận văn học 10
2. Các kiểu đề nghị luận văn học lớp 10 thườg gặp trong đề thi
3. Các bước để làm một bài nghị luận văn học
3.4.Viết thành bài văn hoàn chỉnh
4. Bí quyết đạt điểm cao trong phần nghị luận văn học 10
4.1. Xác định thao tác lập luận
1. Giới thiệu văn mẫu nghị luận văn học 10
Nghị luận văn học đóng vai trò quan trọng trong bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Làm văn nói riêng. Nghị luận văn học là dùng những lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người khác về vấn đề mình đang nói tới. Để thuyết phục được vấn đề nghị luận thì chúng ta cần có phải có lập luận sắc bén, dẫn chứng rõ ràng, có như vậy thì mới thuyết phục được người đọc người nghe. Tổng hợp những bài văn mẫu nghị luận dưới đây được eLib biên soạn và cập nhật dưới đây là những bài mẫu hay nhất tương ứng với những đề bài phổ biến trong các kì thi quan trong của chương trình Ngữ văn 10 là cơ sở để các em tham khảo, luyện tập, ôn tập thật tốt, nắm vững những kiến thức. Mời các em tham khảo nội dung từng bài văn chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Các kiểu đề nghị luận văn học lớp 10 thường gặp trong đề thi
- Nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích (bài thơ, đoạn thơ, tác phẩm văn xuôi, đoạn trích văn xuôi).
- Nghị luận về ý kiến bàn về văn học (ý kiến bàn về văn học sử hoặc lí luận văn học; hai ý kiến bàn về văn học đồng hướng hoặc nghịch hướng).
- Kiểu bài so sánh.
3. Các bước để làm một bài nghị luận văn học
3.1. Tìm hiểu đề
- Đề bài yêu cầu triển khai vấn đề gì?
- Thao tác lập luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
3.2. Tìm ý
- Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?
- Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,…
3.3. Lập dàn ý
a. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
- Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
-Thân bài:
- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý).
- Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
- Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
b. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Mở bài:
- Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…
- Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
- Thân bài: Nêu quan điểm bản thân (đồng ý hoặc không đồng ý) triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định, đưa ra những lí lẽ dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của bản thân.
- Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
c. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
- Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…).
- Dẫn nội dung nghị luận.
- Thân bài:
- Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm
- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề
- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
- Kết bài:
Nhận xét, đánh giá, kết luận khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)
d. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
- Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
- Thân bài:
+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
+ Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
- Tình huống 1….ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
- Tình huống 2…ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Bình luận về giá trị của tình huống
- Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
e. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
- Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
- Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật…)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
- Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.
3.4. Viết thành bài văn hoàn chỉnh
Để bài văn có tính liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, cần quan tâm sử dụng các hình thức chuyển ý (có thể thông qua các từ ngữ chuyển tiếp như: mặt khác, bên cạnh đó, không chì… mù còn… hoặc chuyển ý thông qua các câu văn có ý nghĩa liên kết giữa các đoạn).
4. Bí quyết đạt điểm cao trong phần nghị luận văn học 10
Nghị luận văn học lớp 10 là nền tảng để nắm vững những kiến thức nâng cao ở lớp trên. Học sinh cần xác định rõ được yêu cầu đề bài. Cần tăng cường thời gian tự học, biến các đơn vị nội dung kiến thức từ sách giáo khoa, sách giáo viên, từ những bài văn mẫu thành kiến thức của chính mình. Những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận. Cụ thể:
4.1. Xác định thao tác lập luận
- Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp
+ Yêu cầu phân tích: phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.
+ Tổng hợp các phần, các mặt, các nhân tố vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể để xem xét.
+ Quy nạp: đi từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lý phổ biến.
+ Diễn dịch: từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về sự vật, hiện tượng riêng.
- Bình luận
Muốn đánh giá vấn đề một cách thuyết phục thì phải có lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí. Trong nghị luận xã hội, thì dựa vào lập trường nhân dân và tiêu chí đạo lí... luôn nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực. Trong nghị luận văn học, thì dựa vào lập trường nhân dân, quyền con người và tiêu chí là tính khách quan của đời sống, sự tiến bộ của văn học, đối với tác phẩm cụ thể thi tiêu chí là giá trị nhận thức, giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ.
- So sánh
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản. Tác dụng của so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.
4.2. Kĩ năng viết bài văn nghị luận đối văn bản thơ
- Thông thường, với văn bản thơ, đề thi sẽ yêu cầu phân tích đoạn thơ hoặc khổ thơ. Với phần này, học sinh cần nắm rõ và chú ý đến các yếu tố sau:
+ Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Tác dụng của thể thơ ấy trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm.
+ Hình ảnh, chi tiết thơ: Phân tích kĩ những chi tiết, hình ảnh nào đặc sắc.
+ Biện pháp nghệ thuật: Bài thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.
+ Ngôn ngữ, giọng điệu thơ: Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ và rút ra được giọng điệu chính của đoạn thơ, bài thơ.
- Lưu ý khi phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, học sinh cần phân tích một cách chọn lọc, bám sát và xoáy sâu vào các hình ảnh và biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để làm nổi bật lên vấn đề mà đề bài yêu cầu. Đồng thời, người viết cũng cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá, sự cảm thụ riêng của riêng mình. Có như vậy thì mới gây ấn tượng được với người chấm và giúp bài thi đạt điểm cao.
4.3. Kĩ năng viết bài văn nghị luận đối với văn bản truyện
- Với phần này, học sinh cần phân tích tác phẩm dựa trên bốn yếu tố sau đây:
+ Cốt truyện và tình huống truyện: Văn bản có những sự kiện chính nào? Nêu diễn biến của nó theo trình tự thời gian, không gian... Tình huống truyện của tác phẩm là gì? Ý nghĩa của tình huống truyện.
+ Chủ đề: Chủ đề của tác phẩm là gì? Việc lựa chọn chủ đề như vậy thể hiện tình cảm của tác giả như thế nào? Chú ý các chi tiết nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng.
+ Ngôi kể: Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Phân tích vai trò của ngôi kể trong truyện.
+ Nhân vật: Từ đặc điểm của nhân vật (hoàn cảnh xuất thân, tính cách nhân vật, vai trò của nhân vật trong tác phẩm…) khái quát thành hình tượng nghệ thuật tiêu biểu.
- Đặc biệt, học sinh nên tập trung phân tích kĩ và dành nhiều “đất diễn” cho nhân vật vì đây là “chất liệu” chính để tạo nên một văn bản truyện. Và cũng chính nhân vật với những nét tính cách tiêu biểu sẽ là nơi để tác giả gửi gắm tư tưởng, thông điệp của mình.
- “Ngoài việc nắm vững kĩ năng thì khi viết bài nghị luận văn học, học sinh tuyệt đối không được viết theo kiểu gạch đầu dòng mà phải viết thành các câu văn, đoạn văn rành mạch, phân tách ý theo từng luận điểm, luận cứ và nêu dẫn chứng rõ ràng. Bên cạnh đó, nên dành ra 5 - 10 phút để lập dàn ý vắn tắt trước khi viết bài hoàn chỉnh, tránh tình trạng bị thừa ý, thiếu ý hoặc bài viết bị lạc đề”
Tham khảo thêm
- DOCPhân tích đoạn 2 bài Bình Ngô đại cáo
- DOCThuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo
- DOCChứng minh Bình ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập
- DOCThuyết minh về Trương Hán Siêu và bài Phú sông Bạch Đằng
- DOCTổng hợp những kết bài về đoạn trích Trao duyên
- DOCCảm nhận đoạn 1 của tác phẩm Bình Ngô đại cáo
- DOCTổng hợp những kết bài về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng
- DOCHóa thân vào nhân vật Tấm kể lại cuộc đời mình
- DOCTop 10 mở bài Trao duyên hay và ấn tượng nhất
- DOCChứng minh Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn