Giải Tập bản đồ Địa lí 7
Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều kiến thức và tài liệu học tập để học thật tốt Địa lý lớp 7, eLib.vn xin giới thiệu đến thầy cô cùng các em bộ nội dung hướng dẫn giải Tập bản đồ Địa lý 7. Ở mỗi bài tập bao gồm phương pháp giải và gợi ý làm bài cụ thể . Mời các em cùng tham khảo nhé!Mục lục nội dung
1. Phương pháp học tốt Tập bản đồ Địa lí 7
1.1. Học với tâm trạng thoải mái
Khi học bài các em cần tinh thần thoải mái, không căng thẳng thì hiệu quả học mới cao. Do đó, đừng tự tạo áp lực cho bản thân, nghĩ rằng mình học không tốt, mình không thông minh bằng người khác. Tìm cách thư giãn, tìm kiếm những suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn.
Khi đang học, nếu quá mệt, đầu óc căng thẳng mà vẫn chưa xong bài, các em không nên cố học nốt, hãy nghỉ 10-20 phút để não được nghỉ ngơi. Lúc đó cố ngồi học cũng không hiệu quả vì não quá tải, không thể tiếp nhận thông tin tốt được. Khi nghỉ ngơi có thể nghe bài nhạc vui, đọc truyện cười hay nhắm mắt thư giãn, sau đó học tiếp.
1.2. Tạo sự yêu thích đối với môn học
Chỉ có hứng thú với môn Địa lý thì các em mới có thể học tốt nó được. Để xây dựng sự yêu thích đối với môn học này thì các em hãy liệt kê các lý do khiến mình cần học môn này và thường xuyên đọc sách Địa lý ngay từ những buổi học đầu tiên… Khi đọc luôn đặt câu hỏi trước những sự vật, vấn đề, để tạo sự tò mò cho bản thân đòi hỏi phải lý giải được nó. Sau một thời gian các em sẽ thấy được sự thú vị, cái hay của môn học này và dần dần trở nên yêu thích, đam mê nó.
1.3. Hiểu bài ngay tại lớp
Cố gắng nắm vững kiến thức cơ bản ngay tại lớp, khi về nhà chỉ cần xem qua có thể nhớ sâu bài học.
Những bài học có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau thì nên tóm tắt bằng sơ đồ dạng chân chim. Khi bài mới có những ý liên quan đến kiến thức đã học nên cố gắng liên hệ lại bài cũ để khắc sâu kiến thức, tránh nhầm lẫn các đơn vị kiến thức.
1.4. Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ
Sơ đồ hóa kiến thức của từng bài, từng chương là việc đầu tiên cần làm, thực tế phần lớn học sinh không làm thao tác này dẫn đến không nắm được trọng tâm, nắm đủ nội dung của từng bài và dễ nhầm lẫn kiến thức. Sau đó, tìm hiểu mối liên hệ về kiến thức của các bài đó và ghi nhớ một cách có hiệu quả nhất (học thuộc đồng thời với ghi ra nháp..).
2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 7
2.1. Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ
Đây là quá trình hết sức quan trọng đối với học sinh khi đi thi. Học sinh thường chưa được chuẩn bị kỹ hoặc chưa quan tâm đến phần này dù trong các kỳ thi, phần kỹ năng thường được cơ cấu 30-40% điểm. Học sinh thường đạt điểm kỹ năng rất thấp vì chủ quan, không cẩn thận nên vẽ không đúng, không thẩm mỹ và không chính xác. Còn phần nhận xét thì viết lung tung, không nêu bật được trọng tâm của vấn đề. Do đó, xin gợi lại các ý chính sau đâytrong việc trình bày:
- Xác định biểu đồ cần vẽ
- Vẽ biểu đồ phải đảm bảo đầy đủ: tên biểu đồ, ghi chú, chia khoảng cách năm chính xác,...
- Nhận xét biểu đồ gồm 2 dạng:
+ Có năm: xem qua các năm số liệu tăng hay giảm (dẫn chứng)
+ Không có năm: đưa ra số liệu cao nhất, số liệu thấp nhất, lấy số liệu cao nhấtso sánh với tất cả số liệu còn lại (dẫn chứng)
- Nhận xét biểu đồ phải rõ ràng, mỗi ý một gạch đầu hàng
- Vẽ và nhận xét biểu đồ phải đảm bảo tính thẩm mỹ, chính xác cao
2.2. Biết cách sử dụng Atlat
- Nắm chắc các ký hiệu
Các em cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp... ở trang 3 của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat không in chú thích kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công nghiệp chung trang 21, nông - lâm nghiệp trang 18, 19...
- Biết rõ câu hỏi để có thể dùng Atlat
Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó... đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, HS cũng có thể tìm thấy một vài số liệu ở các biểu đồ trong Atlat.
- Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat
Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn...) bên cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông-lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết.
- Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi
Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, HS có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat
2.3. Tham khảo thêm tài liệu
Muốn có điểm giỏi và trở thành học sinh giỏi Địa lí, các em cần biết tư duy, vận dụng kiến thức đã học cho những câu hỏi mở. Để làm được điều này, các em phải có kiến thức về thực tế. Hãy tranh thủ đọc báo, xem các chương trình thời sự về dân cư, kinh tế các vùng, các em sẽ có được vốn tri thức này.
Học Địa lí không khó khi tập trung và biết học một cách hiệu quả. Ngay cả khi bận rộn với bài tập của các môn học khác, các em vẫn có thể học tốt được môn Địa lí để trở thành một học sinh giỏi toàn diện nhờ các phương pháp trên.
Tham khảo thêm
- Giải Tập bản đồ Địa lí 7 Bài 46
- Giải Tập bản đồ Địa lí 7 Bài 44-45
- Giải Tập bản đồ Địa lí 7 Bài 61
- Giải Tập bản đồ Địa lí 7 Bài 34
- Giải Tập bản đồ Địa lí 7 Bài 43
- Giải Tập bản đồ Địa lí 7 Bài 60
- Giải Tập bản đồ Địa lí 7 Bài 12
- Giải Tập bản đồ Địa lí 7 Bài 33
- Giải Tập bản đồ Địa lí 7 Bài 42
- Giải Tập bản đồ Địa lí 7 Bài 59