Giải Tập bản đồ Địa lí 11
Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm nhiều kiến thức và tài liệu học tập để học thật tốt môn Địa lí 11, eLib đã tổng hợp các bài tập trong Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 11 bao gồm phương pháp giải và gợi ý làm bài cụ thể cho từng bài tập. Mời các em cùng tham khảo nhé!Mục lục nội dung
1. Phương pháp học tốt Tập bản đồ Địa lí 11
1.1. Tập trung nghe giảng trên lớp
Việc tập trung vào bài giảng sẽ giúp các em dễ dàng nắm chắc kiến thức ngay tại lớp, bởi Địa Lý là môn đòi hỏi sự tư duy logic cao, các em không nắm rõ một bài thì rất có thể những bài tiếp theo cũng sẽ không hiểu. Với những bài học có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau thì nên tóm tắt bằng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản.
Cố gắng nắm vững kiến thức cơ bản ngay tại lớp, khi về nhà chỉ cần xem qua có thể nhớ sâu bài học.
1.2. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ
Mỗi phần kiến thức gồm nhiều bài học, mỗi bài lại gồm các ý lớn quan trọng. Các em có thể hình dung khung kiến thức cơ bản mà mình cần ôn tập giống như chiếc rễ cây. Bắt đầu từ gốc tỏa ra những chiếc rễ lớn. Từ rễ lớn lại tỏa ra các rễ nhỏ.
Vì vậy, để nắm rõ được nội dung kiến thức cốt lõi các em nên hệ thống lại phần kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ cây. Đọc và tìm các ý chính, gạch chân, xác định từ khóa và phát triển ý trên sơ đồ.
Các em sẽ không còn phải cầm một cuốn sách “nặng trình trịch” để học nữa. Toàn bộ kiến thức của một bài sẽ được thể hiện cô đọng, súc tích, nhìn vào sơ đồ sẽ nắm được ngay đâu là các ý chính quan trọng cần phải nhớ.
Nên chú ý trình bày sơ đồ sao cho thật sáng sủa, khoa học. Để sơ đồ ngắn gọn, dễ nhìn học sinh cũng có thể dùng ký hiệu viết tắt, miễn là các em hiểu được nội dung
1.3. Liên tưởng với thực tế
Nếu các em cảm thấy lý thuyết môn Địa lý thật khô khan thì hãy liên tưởng với thực tế. Việc liên tưởng sẽ giúp kiến thức trở nên sinh động dễ nhớ hơn. Ví dụ, học đến phần “Địa lý các vùng kinh tế”, các em có thể liên tưởng đến thực tế. Ở đó có những biểu hiện đặc trưng gì giống với thông tin trong bài học?
Trong bài “Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ”. Các em cần nhớ thế mạnh của vùng là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, thủy điện, nông lâm nghiệp nhiệt đới…
Hãy liên tưởng các thế mạnh trên có xuất hiện đặc trưng ở những đâu. Thế mạnh về thủy điện thì không thể không nghĩ đến nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Du lịch thì có Sa Pa, Lào Cai quá nổi tiếng… Như vậy, bằng cách liên tưởng này, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.
2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 11
2.1. Sử dụng Atlat một cách khoa học
Tận dụng tối đa kỹ năng sử dụng Atlat (vì đây là phương tiện học tập rất hữu ích – hơn nữa Atlat là cuốn SGK mà học sinh được mang vào phòng thi). Cần xác định một số nguyên tắc chung khi sử dụng Atlat:
- Khi tìm hiểu tình hình sản xuất (tình hình phát triển) của một ngành, ta chủ yếu khai thác các biểu đồ tương ứng trong Atlat. Thí dụ: Để trình bày tình hình sản xuất lúa ở nước ta qua các năm từ 2000-2007 thì dựa vào biểu đồ diện tích và sản lượng lúa (trang 19)
+ Khi tìm hiểu về đặc điểm phân bố thì xác định dựa trên bản đồ, để thấy sự phân bố theo vùng và theo các tỉnh. Thí dụ: Để nêu đặc điểm phân bố lúa ở nước ta thì dựa vào Bản đồ lúa (trang 19) sẽ thấy lúa được trồng nhiều ở vùng nào, tỉnh nào.
(Lưu ý: Đối với câu hỏi yêu cầu nêu sự phân bố chung cả nước thì xác định theo vùng, khi hỏi về khu vực thì nêu phân bố theo tỉnh).
2.2. So sánh sự giống và khác nhau để nhớ được nhiều kiến thức cùng lúc
Cách học bài “mau thuộc lâu quên” môn Địa này rất dễ mà hiệu quả mang lại thì cao không tưởng. Các em chỉ đưa ra tiêu chí so sánh chung cho hai hay nhiều sự kiện, sự việc ở cùng thời điểm… Lượng kiến thức lớn cần học tự nhiên sẽ được giảm xuống rất nhiều.
Ví dụ: Hãy so sánh vấn đề phát triển kinh tế ở Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ. Các tiêu chí mà các em có thể so sánh là: Vị trí Địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên, điều kiện xã hội,...
Sau khi đã đưa ra được các điểm giống và khác nhau, tóm gọn các ý giống nhau lại. Các ý khác nhau cần học còn lại sẽ không nhiều, như vậy chỉ cần học một mà các em sẽ nhớ được nhiều kiến thức hơn.
2.3. Rèn luyện kỹ năng lập biểu đồ, nhận xét
- Đối với các dạng biểu đồ cột, đường…chú ý chia tỷ lệ chính xác ở trục tung, khoảng cách năm ở trục hoành, sử dụng ký hiệu với các đối tượng khác nhau. Các yếu tố khác phải ghi đầy đủ: Tên biểu đồ, đơn vị ở trục tung và trục hoành…
- Đối với biểu đồ tròn: khi chia tỷ lệ để đảm bảo tính chính xác phải sử dụng thước đo độ, có chú giải, tên biểu đồ….
- Sau khi đã lập xong biểu đồ, các em cần rèn luyện cả kỹ năng nhận xét bảng số liệu: có thể nhận xét khái quát trước rồi đi vào chi tiết sau, chú ý các mốc cao nhất – thấp nhất, sự thay đổi đột ngột và nhận xét phải đi đôi với số liệu chứng minh.
2.4. Rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm
Thi trắc nghiệm hiện nay là hình thức thi phổ biến nhất với tất cả các môn học, không riêng gì môn Địa lý. Do đó các em cần ôn tập với nhiều đề thi khác nhau, nhằm mục đích làm quen được với cấu trúc đề thi, tiếp xúc nhiều dạng bài, khảo sát được mức độ kiến thức của bản thân. Qua quá trình dài làm quen với hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến học sinh sẽ rút ra kinh nghiệm làm bài phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, việc thi xong có đáp án ngay để tham khảo sẽ giúp các em hệ thống kiến thức sâu và kiểm soát thời gian làm bài tốt hơn.
Tham khảo thêm
- Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 12 (tiết 2)
- Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 12 (tiết 1)
- Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 11 (tiết 4)
- Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 11 (tiết 3)
- Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 11 (tiết 2)
- Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 11 (tiết 1)
- Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 10 (tiết 3)
- Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 10 (tiết 2)
- Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 10 (tiết 1)
- Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 9 (tiết 3)