Đề thi giữa HK1 lớp 6

Nhằm giúp các em kiểm tra và củng cố kiến thức nửa học kì 1, eLib đã biên soạn, tổng hợp và gửi đến các em Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 6. Bộ đề gồm nhiều dạng đề và được lấy từ các trường THCS và Sở GD trên cả nước, giúp các em có thể luyện tập và tự đánh giá học lực của bản thân. Mỗi đề trong bộ đề đều có đáp án để các em tham khảo. Nội dung chi tiết các em xem tại đây!

1. Giới thiệu về bộ đề thi giữa HK1 lớp 6

Để hỗ trợ các em học sinh lớp 6 ôn tập, củng cố kiến thức trong quá trình học tập cũng như chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra sắp tới. eLib xin giới thiệu đến các em "Bộ đề thi học kì 1 lớp 6" được biên soạn và tổng hợp từ nhiều trường Trung học cơ sở trên cả nước. Bộ đề thi là tài liệu để các em luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá năng lực của mình, từ đó phấn đấu để đạt kết quả tốt trong kì thi.

Các đề kiểm tra trong bộ đề bao gồm: đề thi của tất cả các môn học với sự tuyển tập nhiều dạng đề khác nhau qua các năm học gần đay giúp các em bám sát cấu trúc và nội dung đề thi. Không chỉ thế toàn bộ đề thi trong bộ đề đều được miễn phí hoàn toàn các em có thể tải về máy để xem làm tài liệu dữ trữ hoặc xem online.

Mời các em có thể tham khảo nội dung chi tiết của từng bài giảng với Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Kỹ năng ôn tập

2.1. Có tổ chức

Việc tổ chức lại các ghi chép, không gian học tập và thời gian biểu sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng cho những kì thi sắp tới. Các em cần cập nhật với những bài tập ở lớp, biết được những bài tập hay kì thi nào quan trọng để cần chuẩn bị trong thời gian sớm nhất. Bí quyết ôn tập hiệu quả nữa là cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong SGK và đề cương bài giảng. Bởi nắm chắc kiến thức là bạn đã vững hơn nửa lượng kiến thức trong bài kiểm tra, việc ôn tập kiến thức nâng cao cũng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

2.2. Tìm kiếm sự giúp đỡ 

Nếu các em có thắc mắc hoặc chưa thực sự hiểu sâu sắc một bài học nào đó, hãy liên hệ thầy cô giáo, các gia sư hay đơn giản là bạn học để được giúp đỡ. Hoặc các em có thể tổ chức học nhóm. Đây được đánh giá là một cách ôn luyện hiệu quả vì thông qua nhóm học tập, mọi người trong nhóm dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau. Hơn nữa học nhóm với những người giỏi hơn mình ở một mảng kiến thức hay một môn nào đó cũng như là học kèm với thầy cô giáo vậy. Hoặc các em giỏi ở một mảng nào đó, cũng đừng ngần ngại học nhóm, vì giảng giải cho các bạn khác cũng là một cách ôn luyện, củng cổ thêm kiến thức tốt hơn.

2.3. Thử nhiều phương pháp học khác nhau

Một số người thì học bằng hình ảnh và có thể hiểu bài sâu hơn nhờ các “bản đồ thông minh”, kí hiệu, hình họa. Trong khi đó, một số khác lại nhớ lâu hơn nhờ các câu hỏi trắc nghiệm, bằng việc “tô đậm” các dòng nội dung trong vở ghi chép… Việc sử dụng các phương pháp ôn bài phù hợp với bản thân sẽ giúp bạn hiểu bài tốt hơn. Tìm ra cách học hợp với mình, các em có thể áp dụng cho các môn khác nhau và lĩnh hội kiến thức hiệu quả. Bằng việc ghi chép hay kí hiêu, các em sẽ nhớ được các ý chính, sườn nội dung và khi thi có thể dễ dàng triển khai để được câu trả lời hoàn chỉnh.

2.4. Luyện tập trả lời câu hỏi như khi thi thật

Ôn luyện từ các đề thi trước là một trong những cách giúp các em định hình cấu trúc đề thi và luyện thi hiệu quả. Nhưng nhiều bạn vì tự làm đề thi cũ tại nhà nên còn không tập trung, không làm đúng thời gian, cũng như không làm hết bài thi. Vì thế đây là một lời khuyên chân thành cho các em: hãy làm bài như đang thi thật. Nếu Các em có trong tay những bài kiểm tra của những năm trước hoặc các đề thi thử, hãy làm thử chúng với điều kiện phải tuân thủ mọi quy định như khi thi thật. Điều này sẽ giúp các em tăng cường kĩ năng làm bài thi, chẳng hạn như kĩ năng trả lời câu hỏi trong một phạm vi thời gian bị giới hạn. Đây cũng là cách để các em hiểu hơn về cấu trúc của bài thi và tự vạch ra cho mình lượng thời gian cần thiết cho mỗi phần thi.

2.5. Phân bố thời gian ôn thi hợp lý

Để ôn thi hiệu quả nên chọn và phân bổ thời gian ôn thi hợp lý nhằm giúp quá trình tự ôn thi đạt hiệu quả cao và làm cho trí óc bớt căng thẳng. Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả là buổi tối nên bắt đầu học từ 19 giờ tới 23 giờ là đi ngủ. Buổi sáng, khoảng 5 giờ thức dậy và học đến 6 giờ thì nghỉ. Đây là hai mốc thời gian quan trọng mà các em dễ tự bổ sung kiến thức nhất. Thời gian còn lại trong ngày, nếu học không vào thì nhất thiết các em phải thay đổi địa điểm, có thể tìm những nơi yên tĩnh để học hoặc dạo chơi cho khuây khỏa, sau đó về học tiếp.

Luyện thói quen ôn bài trước khi đi ngủ. Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả là trước lúc đi ngủ hay buổi sớm thức dậy, học sinh nên tập thói quen nhẩm đi nhẩm lại kiến thức mà mình vừa học trong đầu để xem thử mình đã học được bao nhiêu phần trăm. Cố gắng ghi nhớ những chi tiết chính, đừng nên vụn vặt, nên vạch ra các ý lớn để ôn tập như nội dung các chương trong chương trình học.

3. Kỹ năng làm bài

3.1. Đọc kĩ đề

Sẽ rất tiếc nuối và bối rối khi các em đã làm được một nửa thời gian và phát hiện ra mình đang… đi nhầm hướng. Hãy đọc cho thật kĩ đề bài, dành từ 1-2 phút, hoặc có thể nhiều hơn một chút để nghiền ngẫm thật kĩ những câu hỏi được đưa ra trong bài thi. Bằng cách đó, các em có thể trả lời trúng trọng tâm đề bài.

Ngoài ra, hiểu chắc câu hỏi còn giúp các em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Một tâm lí vững chắc là động lực cho các em hạ gục những câu hỏi siêu khó còn lại trong bài.

3.2. Cân đối bài thi

Điều này đồng nghĩa với việc các em cần phân bổ thời gian thật hợp lí cho số câu hỏi có trong đề thi. Ví dụ đề thi có 3 câu với thang điểm là 6 - 2 - 2, hãy ưu tiên cho câu hỏi nhiều điểm trước và chia đều thời gian còn lại cho 2 câu 2 điểm kia. Nếu đề quá dài trong khi thời gian hạn hẹp, hãy cố gắng làm mỗi câu một ít. Nói cách khác, các em không nên bỏ trắng bất kì câu nào, dù nó ít điểm. Có thể các em hiểu rất rõ câu 8 điểm, nhưng nếu dành trọn thời gian cho nó, các em sẽ chỉ được cao nhất là 8 điểm mà thôi.

3.3. Không nộp bài sớm

Trong hầu hết các kì thi, các thầy cô giám thị sẽ cho phép các em được nộp bài sau khoảng 2/3 thời gian làm bài. Nếu các em đã hoàn thành xong bài làm và chắc chắn về các đáp án của mình, các em có thể nộp sớm để tránh cảnh tắc nghẽn khi tiếng chuông hết giờ vang lên. Tuy nhiên, học sinh không được khuyến khích để nộp bài sớm vì nộp bài sớm đồng nghĩa với việc bạn đã tự cắt giảm cơ hội được kiểm tra lại một lần nữa bài làm của mình. Trong một cuộc thi quan trọng, nửa điểm cũng vô cùng quan trọng. Bạn chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để làm thật tốt bài của mình, dành thêm vài phút để dò lại cũng là rất xứng đáng mà.

Trong quá trình làm bài, đôi khi có những lỗi nhỏ mà các em không phát hiện ra, dẫn đến mất điểm. Vì vậy, khi đã làm xong mà vẫn còn thời gian, các em hãy nhìn lại đề một lần nữa xem liệu tất cả câu hỏi đã được trả lời hay chưa, nếu trong trường hợp còn thiếu sót câu hỏi chưa làm, lập tức bổ sung vào giấy thi. Nếu đã chắc chắn làm đủ số câu hỏi trong đề, hãy dò lại xem câu trả lời của các em đã thực sự đúng chưa, hay có bị lỗi chính tả nào không. Kiểm tra kĩ để các em chắc chắn mình không bị mất điểm vào những lỗi đáng tiếc và việc không nộp bài sớm cũng làm cho các bạn khác không bị hoang mang, lo lắng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM