Chính tả: Nhớ - viết: Bầm ơi Tiếng Việt 5

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng Nhớ - viết một văn bản. Đồng thời, bài học này còn giúp các em phân tích được tên mỗi cơ quan, đơn vị. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Chính tả: Nhớ - viết: Bầm ơi Tiếng Việt 5

1. Nội dung bài học

- Nhớ - viết được bài thơ Bầm ơi.

- Phân tích được tên mỗi cơ quan, đơn vị đã cho.

2. Câu hỏi và hướng dẫn giải

2.1. Giải câu 1 trang 137 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Nhớ - viết: Bầm ơi (từ đầu đến "tái tê lòng bầm"):

Bầm ơi

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

 

Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay  cấy mạ non

 

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

 

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn lỗi tái tê lòng bầm.

b. Hướng dẫn giải:

- Viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi.

- Chú ý trình bày đúng thể thơ lục bát, viết đúng những từ dễ sai (lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe...).

2.2. Giải câu 2 trang 137 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng:

b. Hướng dẫn giải:

2.3. Giải câu 3 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Viết tên các cơ quan, đơn vị sau đây cho đúng.

- Nhà hát tuổi trẻ.

- Nhà xuất bản giáo dục việt nam.

- Trường mầm non sao mai.

b. Hướng dẫn giải:

- Nhà hát Tuổi trẻ.

- Nhà xuất bản Giáo dục.

- Trường Mầm non Sao Mai.

3. Tổng kết

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Trau dồi thêm một số từ ngữ phong phú.

- Rèn luyện kĩ năng Nhớ - viết một văn bản cụ thể.

Ngày:26/11/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM