Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8

Bài học chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em nắm được giá trị nội dung và tác phẩm mà tác giả đem đến. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Ngữ văn 8 tập 1. Mời các em tham khảo bài học dưới đây. Chúc các em học tập tốt!

Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- O Hen-ri (1862 - 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.

- Nhiều truyện của ông đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,... Henri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động.

- Là nhà văn nổi tiếng của Mĩ, chuyên viết truyện ngắn.
- Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong tác phẩm của

1.2. Tác phẩm

- “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những truyện ngắn để lại cho độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc.

- Văn bản trích ở phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Kiệt tác của cụ Bơ - men

- Cụ Bơ- Men là một hoạ sĩ đã ngoài 60 tuổi , râu xồm, sống bằng cách làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ tuổi, mơ ước vẽ được một kiệt tác.

 Họ sợ sệt ngó ra ngoài củă sổ, nhìn cây thường xuân, họ nhìn nhau, im lặng.

→ lo lắng cho số phận của Giôn- xi, (nhưng có lẽ trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến việc vẽ chiếc lá).

- Cụ lẳng lặng vẽ chiếc lá trên tường vào đêm mưa bão lạnh giá, chiếc lá ấy đã cứu Giôn xi .

- Hành động cao cả, hi sinh thầm lặng vì người khác → Nói lên tấm lòng yêu thương vô hạn của cụ Bơ men dành cho Giôn-xi.

- Tạo sự bất ngờ, gây hứng thú cho người đọc.

- Chiếc lá rất giống chiếc lá thật , (cuống lá có màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa), không ai nhận ra là lá vẽ và đặc biệt hơn chiếc lá đã cứu sống một con người → xứng đáng là một kiệt tác.

⇒ Chiếc lá được vẽ bằng tình yêu thương và bằng chính nghị lực sống của cụ Bơ-men.

- Nghệ thuật chân chính có sức mạnh vô cùng to lớn( vì sự sống của con người).

2.2. Tình thương yêu của Xiu

- Xiu và Giôn xi là bạn cùng phòng có chung sở thích.

- Xiu vô cùng lo lắng và chăm sóc Giôn xi rất chu đáo, tận tuỵ

- Ân cần động viên, lo sợ Giôn- xi không bình phục và tuyệt vọng “ Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân”...kéo mành một cách chán nản. Năn nỉ dỗ dành:

“Em hãy nghĩ đến chị , nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.Thức suốt đêm, nấu cháo, pha sữa... chăm sóc cho Giôn-xi.

- Xiu không hề biết ý định của cụ Bơ-men, vì khi Giôn xi yêu cầu cụ kéo mành lên, cụ đã làm theo một cách chán nản, cúi khuôn mặt hốc hác... Chính Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy chiếc lá chưa rụng.

- Nếu Xiu biết trước thì truyện sẽ không hay, nhà văn sẽ không thể kể về sự lo lắng rất chân thành của Xiu với bạn và Xiu cũng không có cơ hội bộc lộ tình cảm của mình.

⇒ Xiu là người bạn tốt, chân thành. Coi bạn là một phần trong cuộc sống của mình, yêu thương, chu đáo, hết mình lo lắng cho bạn.

2.3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi

- Giôn xi tuyệt vọng, chán nản, căng thẳng mất hết hi vọng sống. (Nằm đếm chiếc lá thường xuân và cho rằng khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cụ cũng ra đi.)- chờ đợi cái chết.

- Đề nghị Xiu kéo mành che cửa sổ lên, chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành → đón nhận cái chết đến.

- Cô đã nhận ra ý nghĩa cuộc sống, cô tự giác ăn uống và cô hi vọng được làm công việc mà cô khao khát.

- Sức khoẻ của cô hồi phục nhanh.

- Nhờ sự kiên cường, gan góc của chiếc lá, mà Giôn- xi có được bài học về nghị lực sống- tình yêu cuộc sống.

⇒ Tâm trạng Giôn- xi đã được hồi sinh, cô muốn sống và vui vẻ trở lại, khiến cho sức khoẻ của cô tiến triển tốt đẹp.

“Em thật là một con bé hư...mình tệ như thế nào”. Xin tí cháo và chút sữa pha rượu vang đỏ.

+ Đưa cho em chiếc gương...ngồi dậy.

+ Hy vọng sẽ được đến vịnh Na-plơ.

⇒ Nhà văn kết thúc câu chuyện như vậy đủ để cho người đọc xúc cảm, suy nghĩ, tưởng tượng, suy đoán thêm → là cách tạo dư âm cho truyện.

3. Tổng kết

- Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.

- Đảo ngược tình huống truyện → gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc.

4. Luyện tập

Câu 1. Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Chiếc lá cuối cùng.

Gợi ý làm bài:

- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần trái chiều nhau gây hứng thú, bất ngờ và tạo ấn tượng sâu sắc về sức mạnh của nghệ thuật, sức mạnh của tình yêu thương

(- Lần 1: Sự thay đổi tâm trạng của Giôn xi → Giôn xi tưởng như chết lại sống.

- Lần 2: cụ Bơ- men vẽ chiếc lá cứu được Giôn-xi → cụ đang sống khoẻ mạnh lại chết vì bị viêm phổi.)

Câu 2. Ý nghĩa nhan đề đoạn trích Chiếc lá cuối cùng,

Gợi ý làm bài:

Đó là chiếc lá thường xuân do cụ Bơ-men đã vẽ với mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh tật. Chiếc lá sinh động giống như thật, được vẽ bởi một ngươi nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng.

Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm. Đó chính là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả. Đó còn là biểu tượng của nghệ thuật chân chính – nghệ thuật vì con người.

5. Kết luận

Qua bài học các em nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.

- Lòng cảm thông chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo.

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc- hiểu tác phẩm.

- Phát hiện phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM