Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8
Bài học Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em nắm được quan hệ ý nghĩa giữa các vế, từ đó vận dụng giải bài tập từ mức độ độ thông hiểu đến vận dụng cao. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!
Mục lục nội dung
1. Ví dụ
- Quan hệ giữa các vế trong câu ghép: quan hệ nhân quả, hai vế được nối bằng từ “bởi vì”:
"Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp."
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
- Điều kiện (giả thiết). Ví dụ: Nếu trời nắng chúng tôi sẽ đi bơi
- Tương phản. Ví dụ : Chúng tôi đến chơi nhưng Lan không có nhà
- Tăng tiến. Ví dụ : Không những học giỏi mà Hoa còn rất năng động trong công việc
- Lựa chọn. Ví dụ : Anh đi hay anh ở lại?
- Tiếp nối. Ví dụ : Mọi người đến đông đủ rồi chúng tôi bắt đầu công việc
- Đồng thời. Ví dụ : Mặt trời mọc và sương tan dần.
- Nhượng bộ. Ví dụ : Tuy tôi đã phân tích những lẽ phải nhưng nó vẫn bướng bỉnh không nghe lời.
2. Kết luận
- Các vế câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhận, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
3. Luyện tập
Câu 1. Phân tích quan hệ từ trong 2 câu dưới đây
a) Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhả vào cạnh anh Dậu.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Giá tôi không trêu chị Cốc thì đầu đến nỗi Choắt việc gì.
(Tô Hoài)
Gợi ý làm bài:
a. Quan hệ tiếp nối được diễn đạt bằng quan hệ từ: rồi.
b. Quan hệ giả thiết được diễn đạt bằng quan hệ từ : giá.
Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu ghép.
Gợi ý làm bài:
Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Kiến thức là vô tận chính vì thế mà chúng ta cần tìm ra cho mình phương pháp học đúng đắn để đen lại hiệu quả học tập tốt nhất cho mình.
4. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Hiểu được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
- Có kĩ năng xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Có ý thức đặt và sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Có thái độ yêu thích môn học, nghiêm túc học tập.
Tham khảo thêm
- doc Tôi đi học Ngữ Văn 8
- doc Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ Văn 8
- doc Tính thống nhất chủ đề của văn bản Ngữ Văn 8
- doc Trong lòng mẹ Ngữ văn 8
- doc Trường từ vựng Ngữ văn 8
- doc Bố cục văn bản Ngữ văn 8
- doc Tức nước Ngữ văn 8
- doc Xây dựng đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8
- doc Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự Ngữ văn 8
- doc Lão Hạc Ngữ văn 8
- doc Từ tượng hình, từ tượng thanh Ngữ văn 8
- doc Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ Văn 8
- doc Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn 8
- doc Tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Cô bé bán diêm Ngữ văn 8
- doc Trợ từ, thán từ Ngữ văn 8
- doc Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn 8
- doc Tình thái từ Ngữ văn 8
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 8
- doc Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Hai cây phong Ngữ văn 8
- doc Nói quá Ngữ văn 8
- doc Ôn tập truyện kí Việt Nam Ngữ văn 8
- doc Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Ngữ văn 8
- doc Nói giảm nói tránh Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Câu ghép Ngữ văn 8
- doc Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Ôn dịch thuốc lá Ngữ văn 8
- doc Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Bài toán dân số Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngữ văn 8
- doc Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc kép Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng Ngữ văn 8
- doc Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8
- doc Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8
- doc Ôn luyện về dấu câu Ngữ văn 8
- doc Thuyết minh về một thể loại văn học Ngữ văn 8
- doc Muốn làm thằng cuội Ngữ văn 8
- doc Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt Ngữ văn 8
- doc Hai chữ nước nhà Ngữ văn 8
- doc Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ Ngữ văn 8