Câu ghép Ngữ văn 8

Bài học Câu ghép Ngữ văn 8 giúp các em củng cố kiến thức đã học ở Tiểu học về đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu ghép. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

Câu ghép Ngữ văn 8

1. Đặc điểm của câu ghép

- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C -V này được gọi là một vế câu.

- Ví dụ: 

a) Tôi/ quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong tôi như mấy cành hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. 

-> 2 cụm C - V nhỏ nằm trong cụm C  - V lớn.

-> câu phức.

b. Buổi mai ôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp.

-> Câu có 1 cụm C - V -> câu đơn.

2. Cách nối các vế câu

Có hai cách nối vế câu:

- Dùng những từ ngữ có tác dụng nối. Cụ thể:

+ Nối bằng một quan hệ từ;

+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi dôi với nhau (cặp từ hô ứng).

- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

- Ví dụ: Những ý tưởng ấy lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.

3. Luyện tập

Câu 1. Trong các câu cho sau đây, câu nào là câu ghép có quan hệ từ nối các về trong câu, câu nào là câu ghép không có quan hệ từ nối các vế trong câu?

a) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

 (Phạm Văn Đồng)

b) Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

(Sự tích Hồ Gươm)

c) Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu, nhưng cả cây cầu vẫn sừng sừng giữa mênh mông trời nước.

(Thuý Lan)

Gợi ý làm bài:

Trong số 3 câu của bài tập này, có 2 câu ghép chứa quan hệ từ nôi các vế trong câu, có 1 câu ghép không chứa chứa quan hệ từ nối các vế trong câu.

Câu 2. Trong bài tập 1, có những quan hệ từ nào được dùng để nối các vế trong câu ghép ? (Chỉ ra từng từ cụ thể, kể cả các từ được dùng hai lần.)

Gợi ý làm bài:

Trong các câu ở bài tập 6, có tất cả 3 lần sử dụng quan hệ từ nối các vế trong câu, trong đó có 1 từ được dùng hai lần.

4. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế của câu ghép cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.

- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

- Có ý thức sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM