Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ Văn 8
Bài học dưới đây giúp các em nắm được các cấp độ khái quát nghĩa của từ: nghĩa rộng, nghĩa hẹp, lập được sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa của từ trong mỗi nhóm từ ngũ cho phù hợp. Chúc các em học tập hiệu quả!
Mục lục nội dung
1. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
Quan sát sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
b. Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa các từ tu hú, sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu? Vì sao?
c. Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của các từ nào?
Gợi ý:
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá Vì phạm vi nghĩa của các từ động vật bao hàm nghĩa của các từ thú, chim, cá.
b.
Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu. Vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ voi, hươu.
Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa các từ tu hú, sáo. Vì phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ tu hú, sáo.
Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu vì phạm vi nghĩa của từ cá bao hàm nghĩa của các từ cá rô, cá thu...
c.
Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu.
Nghĩa của các từ thú, chim, cá hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
2. Nội dung bài học
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi của từ ngữ đó bao hàm trong phạm vi nghĩa của ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thế có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
3. Luyện tập
Câu 1: Cho các nhóm từ ngữ sau đây:
a. Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm
b. Rau, rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải
c. Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị
d. Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo.
Trong nhóm từ ngữ nào giữa các từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp”? Vì sao?
Gợi ý làm bài
a. Nhóm từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp” đánh dấu cộng, nhóm từ ngữ không có quan hệ đó đánh dấu trừ:
Các nhóm từ ngữ | Nhóm từ ngữ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp” |
a. Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm | - |
b. Rau, rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải | + |
c. Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị | + |
d. Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo | - |
- Rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải đều là tiểu loại của rau.
b. Giải thích lí do: Bởi những nhóm từ b, c có quan hệ giữa từ ngữ chỉ loại và từ chỉ tiểu loại của loại đó:
- Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị đều là tiểu loại của gia đình.
Câu 2: Viết một câu văn hoặc một đoạn văn trong đó vừa có từ ngữ có nghĩa rộng vừa có từ ngữ có nghĩa hẹp.
Gợi ý làm bài
- Câu văn:
- Lũ về, mọi thứ đồ đạc trong nhà như nồi niêu, xoong, chảo, giường, tủ đều bị cuốn trôi.
- Mỗi một loại hoa đều có hương sắc của riêng mình, cái chính là ta đi tìm đâu đó chút phong vị của loài hoa trong muôn vàn để rồi nhận ra cúc, lan là những loài hoa không dễ biết giữa cuộc đời vô thường.
- Nền văn học Việt Nam thật sự thay sắc đổi áo khi Tản Đà khởi sắc cùng sự "ngông", Xuân Diệu đắm say, nồng nàn, vội vàng, hối hả theo năm tháng, Hàn Mặc Tử bên những vần trăng ảo thực và cả Huy Cận với nỗi sầu nhân thế ẩn dật sau màn chữ tinh tế...
- Đoạn văn:
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,...
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẫu chuyện địa lí)
4. Kết luận
Qua bài học, các em cần:
- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào tạo lập văn bản.
- Có kĩ năng thực hành, so sánh,phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
- Có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ ngữ.
Tham khảo thêm
- doc Tôi đi học Ngữ Văn 8
- doc Tính thống nhất chủ đề của văn bản Ngữ Văn 8
- doc Trong lòng mẹ Ngữ văn 8
- doc Trường từ vựng Ngữ văn 8
- doc Bố cục văn bản Ngữ văn 8
- doc Tức nước Ngữ văn 8
- doc Xây dựng đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8
- doc Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự Ngữ văn 8
- doc Lão Hạc Ngữ văn 8
- doc Từ tượng hình, từ tượng thanh Ngữ văn 8
- doc Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ Văn 8
- doc Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn 8
- doc Tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Cô bé bán diêm Ngữ văn 8
- doc Trợ từ, thán từ Ngữ văn 8
- doc Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn 8
- doc Tình thái từ Ngữ văn 8
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 8
- doc Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Hai cây phong Ngữ văn 8
- doc Nói quá Ngữ văn 8
- doc Ôn tập truyện kí Việt Nam Ngữ văn 8
- doc Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Ngữ văn 8
- doc Nói giảm nói tránh Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Câu ghép Ngữ văn 8
- doc Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Ôn dịch thuốc lá Ngữ văn 8
- doc Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Bài toán dân số Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngữ văn 8
- doc Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc kép Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng Ngữ văn 8
- doc Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8
- doc Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8
- doc Ôn luyện về dấu câu Ngữ văn 8
- doc Thuyết minh về một thể loại văn học Ngữ văn 8
- doc Muốn làm thằng cuội Ngữ văn 8
- doc Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt Ngữ văn 8
- doc Hai chữ nước nhà Ngữ văn 8
- doc Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ Ngữ văn 8