Cảm nhận về đoạn thơ thứ tư trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Để giúp cho các bạn học sinh có thêm hành trang để bước vào kỳ thi cuối kì 2 sắp tới, eLib giới thiệu đến các em bài văn mẫy lớp 8 về bài thơ Quê hương của Tế Hanh qua việc phân tích khổ 4 của tác phẩm. Hy vọng tài liệu hữu ích này sẽ hỗ trợ các em học tập và ôn luyện tốt hơn. Cùng eLib học tốt  nhé!

Cảm nhận về đoạn thơ thứ tư trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh

1. Dàn ý phân tích khổ thơ thứ 4 của bài Quê hương

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tế Hanh, bài thơ Quê hương và đoạn thơ thứ 4.

b. Thân bài:

- Hình ảnh con người lao động tuyệt đẹp:

+ Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tầm vóc.

+ Dù trải qua một đêm dài lao động vất vả nhưng ở họ không hề xuất hiện dấu hiệu của sự mệt mỏi.

+ "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân làng chài, do nắng gió biển.

+ "Vị xa xăm" là hương vị của nắng gió, hương vị trong hơi thở đại dương.

=> Người lao động hiện lên với vẻ đẹp linh hồn lẫn tầm vóc.

- Hình ảnh những con thuyền:

+ Sau thời gian dài vất vả cùng người dân trên biển nó trở về dáng vẻ im lìm.

+ Hình ảnh nhân hoá giúp người đọc hình dung rõ nét dáng vẻ của nó.

+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế, thuyền không phải vật vô tri, vô giác mà sinh động, có hồn, gắn bó sâu sắc với con người và nhịp sống nơi đây.

- Đánh giá chung:

+ Vị mặn của biển, hơi thở của cuộc sống làng chài có lẽ đã thấm sâu vào da thịt Tế Hanh.

+ Sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật đặc sắc.

+ Giọng thơ mang đầy cảm xúc, nhịp điệu linh hoạt => Tái hiện khung cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động. Đồng thời gửi gắm nỗi nhớ thương, tự hào và tình yêu quê hương da diết.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và bài thơ.

2. Cảm nhận đoạn thơ thứ 4 trong Quê hương

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ Mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát ly với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hòa quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc qua khổ thơ thứ tư.

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Đã một đêm dài lao động trên biển nhưng ở họ không hề xuất hiện dấu hiệu của sự mệt mỏi. "Làn da ngăm rám nắng" miêu tả làn da đặc trưng của người dân làng chài. Trải qua nhiều mưa nắng dãi dầu, cái mặn mòi của biển đã thấm sâu vào máu thịt, con người nơi đây mạnh mẽ và rắn rỏi. Bước xuống từ những con thuyền đầy cá, họ giống như chàng Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". "Vị xa xăm" là hương vị của nắng gió, hương vị trong hơi thở đại dương. Hình ảnh tả thực "làn da ngăm rám nắng" kết hợp cùng hình ảnh lãng mạn "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" đã khéo léo gợi lên vẻ đẹp linh hồn lẫn tầm vóc của con người biển cả. Đó là vẻ đẹp của tất cả người lao động.

Bên cạnh hình ảnh con người là những con thuyền. Sau thời gian dài vất vả cùng người dân trên biển nó không giấu diếm vẻ mệt mỏi của mình. Hình ảnh nhân hoá "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm" giúp người đọc hình dung rõ nét dáng vẻ mỏi mệt của con thuyền. Nó lặng im lắng nghe chất muối của đại dương thấm vào da thịt. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng vô cùng tinh tế. Trong cảm nhận của nhà thơ, nó không phải vật vô tri, vô giác mà sinh động, có hồn, gắn bó sâu sắc với con người và nhịp sống nơi đây.

Không phải bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được tất cả điều này. Vị mặn của biển, hơi thở của cuộc sống làng chài có lẽ đã thấm sâu vào da thịt Tế Hanh. Từ đó tràn vào tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, trở thành khoảng trời yêu thương kỳ diệu. Nhà thơ đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Giọng thơ mang đầy cảm xúc, nhịp điệu linh hoạt. Qua đó tái hiện khung cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động. Đồng thời gửi gắm nỗi nhớ thương, tự hào và tình yêu quê hương da diết.

Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc đoạn thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

3. Bình giảng khổ thơ thứ 4 bài Quê hương

Quê hương từ lâu đã trở thành cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Mỗi tác giả lại có một cái nhìn cũng như cảm nhận khác nhau về quê hương. Nhưng nhắc đến những bài thơ viết về quê hương, không thể không nhắc đến bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh. Bài thơ đã tái hiện hình ảnh quê hương vùng biển với những nét đẹp vô cùng độc đáo. Đặc biệt là khổ thơ thứ tư trong bài, không những miêu tả khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về mà còn thể hiện niềm tự hào và tình yêu quê hương tha thiết.

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"

Đã một đêm dài lao động trên biển nhưng ở họ không hề xuất hiện dấu hiệu của sự mệt mỏi. "Làn da ngăm rám nắng" miêu tả làn da đặc trưng của người dân làng chài. Trải qua nhiều mưa nắng dãi dầu, cái mặn mòi của biển đã thấm sâu vào máu thịt, con người nơi đây mạnh mẽ và rắn rỏi. Bước xuống từ những con thuyền đầy cá, họ giống như chàng Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". "Vị xa xăm" là hương vị của nắng gió, hương vị trong hơi thở đại dương. Hình ảnh tả thực "làn da ngăm rám nắng" kết hợp cùng hình ảnh lãng mạn "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" đã khéo léo gợi lên vẻ đẹp linh hồn lẫn tầm vóc của con người biển cả. Đó là vẻ đẹp của tất cả người lao động.

Bên cạnh hình ảnh con người là những con thuyền. Sau thời gian dài vất vả cùng người dân trên biển nó không giấu diếm vẻ mệt mỏi của mình. Hình ảnh nhân hoá "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm" giúp người đọc hình dung rõ nét dáng vẻ mỏi mệt của con thuyền. Nó lặng im lắng nghe chất muối của đại dương thấm vào da thịt. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng vô cùng tinh tế. Trong cảm nhận của nhà thơ, nó không phải vật vô tri, vô giác mà sinh động, có hồn, gắn bó sâu sắc với con người và nhịp sống nơi đây.

Không phải bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được tất cả điều này. Vị mặn của biển, hơi thở của cuộc sống làng chài có lẽ đã thấm sâu vào da thịt Tế Hanh. Từ đó tràn vào tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, trở thành khoảng trời yêu thương kỳ diệu. Nhà thơ đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Giọng thơ mang đầy cảm xúc, nhịp điệu linh hoạt. Qua đó tái hiện khung cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động. Đồng thời gửi gắm nỗi nhớ thương, tự hào và tình yêu quê hương da diết.

Với những thành công về nội dung và nghệ thuật ấy, đoạn thơ thứ tư của bài thơ "Quê hương" đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Bài thơ cũng trở thành một trong những áng thơ tiêu biểu viết về quê hương, tiêu biểu cho hồn thơ Tế Hanh gần gũi, tinh tế.

Ngày:19/01/2021 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM