Cách làm bài văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
eLib xin gửi đến các em bài học dưới đây nhằm giúp các em bước đầu biết cách làm bài văn lập luận giải thích. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
- Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
- Dàn bài:
+ Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
+ Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
- Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
2. Luyện tập
Câu 1: Lập dàn ý cho đề văn: Giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".
Gợi ý trả lời:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
b. Thân bài:
- Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn":
+ Uống nước: Đây là hành động hưởng thụ những thành quả lao động của người lao động, đó là những thành quả đáng quý.
+ Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
+ Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
- Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
+ Sống phải biết nhân nghĩa, phải biết biết ơn những người đã làm ra thành quả lao động cho chúng ta hưởng thụ, biết ơn sự giúp đỡ của người khác.
+ Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
+ Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
- Phải làm gì để “nhớ nguồn":
+ Luôn luôn thể hiện niềm tự hào về những truyền thống nhân văn, tốt đẹp của dân tộc ta, đạo lí nhân nghĩa trong cuộc sống, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
+ Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
+ Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
c. Kết bài:
- Nhấn mạnh vai trò của câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" trong cuộc sống hiện nay.
- Nhớ ở nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng.
- Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
- Phải sống sao xứng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
Câu 2: Em hãy viết bài văn lập luận giải thích về câu tục ngữ "Đi một ngày học một sàng khôn”.
Gợi ý trả lời:
Trong cuộc sống có rất nhiều những điều khó khăn và phức tạp, nếu như chúng ta chỉ học tập trên sách vở không thì chưa đủ bởi kiến thức là bể rộng vo biên không chỉ có ở trong sách mà do chúng ta trải nghiệm và tìm hiểu mới thấy được đúng như câu tục ngữ của dân tộc đã nói "Đi một ngày học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ trên nghĩa đen muốn nói đến việc chúng ta càng đi nhiều thì chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều quý giá trong cuộc sống, đi và trải nghiệm để học hỏi được những kinh nghiệm đáng quý mối người chúng ta luôn luôn phải trau dồi và tiếp thu những truyền thống quý báu của dân tộc và đi để trải nghiệm và học hỏi sẽ giúp cho chúng ta có thêm vốn kiến thức và nó là kim chỉ nan mạnh mẽ để chúng ta phát huy được tối đa khả năng của mình. Qua câu tục ngữ trên nghĩa bóng của nó là mong muốn con người cần phải học hỏi và trau dồi thêm cho bản thân để từ đó tăng thêm lượng kiến thức đáng kể cho mình và xã hội, mỗi người chúng a đều phải học hỏi qua sách vở và cả cuộc sống hàng ngày, hai nguồn kiến thức đó tác động mạnh mẽ đến mỗi con người chúng ta, nó không chỉ đem lại một lượng kiến thức để chúng ta có thể trang bị thêm cho cuộc sống của mình.
Tại sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”? Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là hoàn toàn đúng! Học ở trường, học trong sách vở, học thầy, học bạn. Chúng ta còn cần phải biết học hỏi trong thực tế cuộc sống rộng lớn của xã hội. Nhân dân là ông thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Học tập trong thực tế cuộc sống là phương thức học tập khòa học nhất: học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất và hoạt động xã hội. Nếu chỉ biết quaiỉh quẩn trong bốn bức tường lớp học, cách học tập như thế đã xa rời cuộc sống, học sinh bước vào đời sẽ lúng túng, thiếu năng động. Cá không thể xa rời nước, chim không thể thoát li bầu trời, người đi học cũng vậy, học tập cũng không thể tách rời thực tế cuộc sống xã hội.
Đi rộng biết nhiều, “Đi một ngày đàng” tầm mắt được mở rộng, thấy được bao cảnh lạ, tiếp xúc được nhiều người, nghe được bao nhiêu điều hay lẽ phải của thiên hạ. Từ đó mà biết suy xét: xa lánh điều xấu kẻ xấu, học tập cái hay, noi gương người tốt việc tốt; “học một sàng khôn" là như vậy.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới , chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lê-nin đã dạy. Vấn đề đặt ra là học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệm xây dựng đất nước; tránh điều dở, điều xấu có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.
(Sưu tầm)
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.
- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi câu cần tránh trong lúc làm bài.
- Biết cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, phát triển ý thành đoạn văn.
- Có ý thức trau dồi tri thức, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức bản thân thông qua những bài văn giải thích.
Tham khảo thêm
- doc Tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Làm văn) Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7
- doc Rút gọn câu Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản nghị luận Ngữ văn 7
- doc Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 7
- doc Câu đặc biệt Ngữ văn 7
- doc Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn 7
- doc Ý nghĩa văn chương Ngữ văn 7
- doc Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện tập viết đoạn văn chứng minh Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Sống chết mặc bay Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn 7
- doc Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn 7
- doc Liệt kê Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Ngữ văn 7
- doc Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7
- doc Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7
- doc Văn bản đề nghị Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Văn Ngữ văn 7
- doc Dấu gạch ngang Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Văn bản báo cáo Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra phần văn Ngữ văn 7
- doc Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tập làm văn Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7