Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
Nội dung bài học dưới đây sẽ cung cấp cho các em những khái niệm và đặc điểm về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Từ đó, các em có thể vận dụng hai cách dẫn này để viết bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội thêm phong phú. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Cách dẫn trực tiếp
1.1. Ví dụ
"Nam nói với em gái rằng: "Anh ghét học lắm, anh không thích đi học". Khi em gái khoe lại với mẹ bằng cách dẫn trực tiếp thì có thể sẽ nói:
- Mẹ ơi, anh Nam bảo với con rằng "Anh ghét học lắm, anh không thích đi học".
=> Việc trích dẫn trực tiếp trên đã truyền tải thông tin một cách nguyên xi, không có sự thêm bớt của người em. Việc đón nhận thông tin và giải quyết thông tin là do người mẹ. Người em chỉ có trách nhiệm và nghĩa vụ truyền tải lại còn không phải chịu trách nhiệm trong độ đúng/ sai của thông tin mà mình vừa truyền đạt. Do vậy không phải chịu trách nhiệm về độ đúng sai của tin truyền.
1.2. Kết luận
- Khái niệm: Dẫn trực tiếp tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ cảu người hoặc nhân vật.
- Đặc điểm:
+ Được đặt trong dấu ngoặc kép, trước dấu hai chấm.
+ Sử dụng cách dẫn trực tiếp tạo sự khách quan cho cả người nói (viết) và người đọc (người nghe). Từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan và chính xác về những câu nói hay phát ngôn của người được trích dẫn cách nói trực tiếp.
+ Vì cách dẫn trực tiếp sẽ được trích dẫn y nguyên, không có bất kì sự thêm bớt nào khác của người trích dẫn. Sự thu nhận thông tin truyền tải sẽ hoàn toàn được bảo toàn, khách quan, do vậy sẽ giảm được tính chịu trách nhiệm của người trích dẫn bởi đảm bảo được sự bảo toàn, độ chân thực, khách quan với những thông tin được nói đến.
2. Cách dẫn gián tiếp
2.1. Ví dụ
- Có câu nguyên văn: "Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng".
- Chuyển câu gián tiếp sẽ là: "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng".
=> Có sự khác biệt (lược bỏ) so với câu gốc trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là loại bỏ cụm động từ "chúng ta phải".
2.2. Kết luận
- Khái niệm: Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh lại cho thích hợp.
- Đặc điểm:
+ Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép, mà được diễn đạt hòa cùng với lời văn của người dẫn.
+ Người nói (người viết) không cần phải trích dẫn thông tin chính xác y nguyên như những gì được nghe, được đọc. Người nói hoặc người viết có thể cắt bỏ và thêm bớt cho thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp (thuận lợi hơn trong diễn đạt:rút gọn để có sự mạch lạc, tránh rườm rà, hợp với văn phòng, cá tính riêng của từng người). Tuy nhiên vẫn đảm bảo và xoay quanh đại ý của những thông tin được nghe.
3. Luyện tập
Câu 1: Viết một đoạn văn (7 - 10 dòng) có nội dung trích dẫn: "Giới trẻ ngày nay chỉ biết đâm đầu vào mạng ảo" bằng hai cách dẫn gián tiếp.
Gợi ý trả lời:
Ngày nay, giới trẻ chỉ biết lao vào mạng ảo như một con thiêu thân. Các bạn trẻ nhận định rằng đó là niềm vui, nguồn sống của các bạn. Mạng ảo là một phương tiện có thể giải trí, tuy nhiên lạm dụng vào nó quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đó có thể là vấn đề sức khỏe, hoặc thậm chí sẽ gây ra những án mạng đáng tiếc, chúng ta thấy trên báo đài tin tức vẫn hay đưa tin giết nhau vì mâu thuẫn trên facebook,... Bên cạnh đó, những anh hùng bàn phím, cư dân mạng có thể bức tử một con người bằng những lời lẽ vô cùng cay nghiệt, câu chuyện gần đây nhất chính là cô gái lộ những đoạn clip không đáng có, chưa hiểu vấn đề đã vào chỉ trích họ, cuối cùng cô gái phải tự tử.
-> Câu "Giới trẻ ngày nay chỉ biết đâm đầu vào mạng ảo" đã được dẫn gián tiếp lại bằng câu "Ngày nay, giới trẻ chỉ biết lao vào mạng ảo như một con thiêu thân".
Câu 2: Tìm những lời trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Gợi ý trả lời:
Một hôm, tôi về quê chơi với bà. Tôi rất yêu bà tôi vì hà là người luôn dành cho cháu tất cả những gì tốt nhất và bà là một người hiền từ, nhân hậu. Tôi và bà như thường lệ, sáng nào cùng ra vườn hái quả vào nhà để ăn. Hôm đó bà dẫn tôi ra vườn và kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa của bà và mẹ tôi. Tôi lại nhớ đến câu nói của mẹ rằng ở ngay chính tại khu vườn này có một cái hầm. Tôi băn khoăn không biết đúng hay sai nên liền hỏi bà. Bà bảo với tôi rằng: "Đúng ngày xưa ở đây có một cái hầm rất lớn để mọi người chui xuống ẩn nấp khi có báo hiệu nhưng sau chiến tranh bà phá rồi cháu ạ!". Sau đó tôi bảo bà: "Bà ơi! Mẹ cháu nói hoa quả của bà rất ngọt và thơm". Bà chỉ cười mỉm và dắt tôi vào nhà khi trời đã gần trưa nắng.
- Lời dẫn trực tiếp: Bà bảo với tôi rằng: "Đúng ngày xưa ở đây có một cái hầm rất lớn để mọi người chui xuống ẩn nấp khi có báo hiệu nhưng sau chiến tranh bà phá rồi cháu ạ!".
- Lời dẫn gián tiếp: "Tôi lại nhớ đến câu nói của mẹ rằng ở ngay chính tại khu vườn này có một cái hầm".
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
Gợi ý trả lời:
Các bạn có lẽ không quên người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh là biểu tượng của con người lao động trong xã hội mới. Một con người lao động hết mình, hi sinh lợi ích cá nhân vì lí tưởng, vì công việc. Một con người đã xác định được lí tưởng sống của mình là hi sinh cho đất nước. Vậy lí tưởng sống là gì? Tôi bỗng nhớ về lời cô giảng: "Lí tưởng sống là lẽ sống, là cái đích của cuộc sống mà con người hoặc cộng đồng khao khát muốn đạt được". Quả thực, mỗi con người đều cần xác định cho mình mục đích sống vì cái gì? Vì ai? Mỗi thời đại đều cần có lí tưởng sống khác nhau. Chẳng hạn, ở thời chiến, biểu tượng của thanh niên Xô-viết thời ấy là Pa-ven trong Thép đã tôi thế đấy. Anh cho rằng đã sống thì nên sống sao cho sau này không phải hối hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí. Vâng mỗi người trong chúng ta lí tưởng phải thực sự xác định từ hôm nay. Riêng tôi đã xây dựng cho mình một lí tưởng sống để phấn đấu, để mỗi lần tôi lại nhớ câu thơ của Tố Hữu thêm tự hào:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim"
- Lời dẫn trực tiếp: "Lí tưởng sống là lẽ sống, là cái đích của cuộc sống mà con người hoặc cộng đồng khao khát muốn đạt được"; "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lí chói qua tim".
- Lời dẫn gián tiếp: "Anh cho rằng đã sống thì nên sống sao cho sau này không phải hối hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí".
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp bằng lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
Tham khảo thêm
- doc Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
- doc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Thuật ngữ Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
- doc Ánh trăng Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Làng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9