Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9

Bài học Các phương châm hội thoại giúp các em nắm được các nguyên tắc trong giao tiếp, là cơ sở để thực hiện cuộc giao tiếp có hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9

1. Phương châm hội thoại

Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công.

2. Phương châm về lượng

a. Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi

  • Câu trả lời của Ba không đáp ứng điều mà An muốn biết vì nó mơ hồ về nghĩa.
  • An muốn biết địa điểm học bơi của Ba ở đâu.
  • Trong giao tiếp, muốn đạt được hiệu qur khi nói cần phải có nội dung, không nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.

b. Truyện cười

  • Truyện gây cười vì hai nhân vật nói nhiều hơn so với những gì cần nói.
  • Anh có "Lợn cưới" thì cần bỏ đi từ "cưới" và người trả lời thì bỏ câu "Từ lúc tôi mặc cái áo mới này".
  • Cần phải tuân thủ yêu cầu khi giao tiếp là khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.

c. Khái niệm

Phương châm về lượng: Trong quá trình giao tiếp, câu cần có nội dung. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu.

3. Phương châm về chất

  • Truyện phê phán những người nói không có sự thật. Đó là nói khoác lác.
  • Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
  • Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.

⇒ Phương châm về chất: Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn. 

4. Luyện tập

Câu 1: Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau có cung cấp đủ lượng thông tin cần thiết mà câu hỏi yêu cầu không? Cách trả lời như thế có ngụ ý gì?

A: - Cậu có mang sách và bút cho tớ không?

B: - Tớ có mang bút cho cậu đây.

Gợi ý làm bài

  • So với yêu cầu của câu hỏi thì câu trả lời chưa cung cấp đầy đủ thông tin mà câu hỏi yêu cầu khi không đề cập đến việc có mang sách hay không.
  • Câu trả lời như thế có ngụ ý để người hỏi tự hiểu là không mang sách mà chỉ mang bút mà thôi.

Câu 2:

Trong bài thơ Mời trầu, Hồ Xuân Hương mở đầu bằng câu:

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Hãy cho biết:

  • a. Khi nói trầu hôi, tác giả có nói đúng sự thật không?
  • b. Nói như vậy nhằm mục đích gì?

Gợi ý làm bài

a. Khi nói trầu hôi, tác giả đã không nói đúng sự thật→vi phạm phương châm về chất: miếng trầu vừa mới quệt đáng lẽ phải còn tươi xanh, ngọt bùi.

b. Nói như thế tác giả có ngụ ý bộc lộ một cách kín đáo tấm lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của mình.

5. Kết luận

Kết thúc bài học các em cần nắm: 

  • Nội dung phương châm về chất và về lượng.
  • Vai trò ý nghĩa của hai phương châm này.
  • Biết vận dụng 2 phương châm này vào thực tế giao tiếp.
  • Có kĩ  năng nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và về chất trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể, vận dụng 2 phương châm này trong hoạt động giao tiếp.
  • Có ý thức sử dụng tuân thủ phương châm hội thoại khi giao tiếp.
Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM