Ca dao thân thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10

Nội dung bài học dưới đây sẽ mang đến cho các em cảm nhận sâu sắc về những bài ca dao thân thân, yêu thương tình nghĩa. Từ đó, các em hiểu hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, những tình cảm thủy chung của con người. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Ca dao thân thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10

1. Tìm hiểu chung

1.1. Khái quát về thể loại ca dao

- Khái niệm: Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống nội tâm con người.

- Phân loại: Theo nội dung chủ đề:

+ Ca dao than thân.

+ Ca dao yêu thương tình nghĩa.

+ Ca dao hài hước.

- Đặc trưng nghệ thuật:

+ Dung lượng: Ngắn gọn (từ 2 đến trên dưới 20 câu).

+ Thể thơ: Phần lớn được viết bằng thể lục bát và song thất lục bát cùng các biến thể của chúng.

+ Ngôn ngữ:

  • Giản dị, gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
  • Có lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian (mô típ nghệ thuật).

+ Cách cấu tứ:

  • Phú: phô bày, diễn tả một cách trực tiếp, ko thông qua so sánh về người, việc, tâm tư, tình cảm. Ví dụ: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ; Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai,...
  • Tỉ: dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ để bộc lộ tâm tình của người lao động. Ví dụ: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than; Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền,...
  • Hứng: chỉ những bài ca dao trước nói đến “cảnh” (bao gồm cả sự vật, sự việc) sau mới bộc lộ “tình” (tình cảm, ý nghĩ, tâm sự). Ví dụ: Trên trời có đám mây xanh/ ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng/ ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua,...

1.2. Tác phẩm

- Chủ đề thuộc ca dao than thân: Bài 1 và 2.

-  Chủ đề thuộc ca dao yêu thương tình nghĩa: Bài 3, 4, 5 và 6.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Tiếng hát thân thân (bài 1 và bài 2)

a. Bài 1:

- Âm điệu: Xót xa, ai oán, than trách.

- Chủ thể lời than: Người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Công thức (mô típ) mở đầu: Thân em.

- Chữ “thân” trong từ “thân phận” chỉ địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ không may của con người, do số phận định đoạt, không thể thoát khỏi được (theo quan niệm duy tâm).

-> Tạo cho lời than thân ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh đến thân phận nhỏ nhoi, đáng thương của người phụ nữ.

- Mô típ “thân em” xuất hiện với tần số khá lớn trong ca dao.

-> Lời than thân đã trở thành “lời chung" của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.

- Biện pháp nghệ thuật:

+ So sánh - ẩn dụ -> Tạo mối quan hệ tương đồng giữa thân phận con người với sự vật, hiện tượng: Thân em - tấm lụa đào - phất phơ giữa chợ.

+ Là tiếng nói tự khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Hình ảnh tấm lụa đào: sang trọng, quý giá, đẹp đẽ biểu tượng cho:

  • Nhan sắc rực rỡ giữa độ xuân thì.
  • Tâm hồn đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ.

+ Cách xây dựng tương quan đối lập: Hình ảnh tấm lụa đào và tấm lụa đào phất phơ giữa chợ: sự đối lập giữa vẻ đẹp, giá trị >< thân phận.

+ Chợ: không gian ồn ào, phức tạp, xô bồ với đủ người thanh, kẻ thô, hiền nhân quân tử lẫn phàm phu tục tử -> Tấm lụa đào ko thể tự lựa chọn người mua.

+ Phất phơ →->cái thế bấp bênh, chông chênh.

+ Biết vào tay ai -> cảm giác chới với, đắng cay của thân phận ko thể tự lựa chọn, quyết định được hạnh phúc, tương lai của mình. Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thở chính là khi vừa bước vào độ tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời thì nỗi lo thân phận lại ập đến ngay.

-> Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc, không thể làm chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình.

b. Bài 2:

- Công thức (mô típ) mở đầu: Thân em.

- Chữ “thân” trong từ “thân phận” chỉ địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ không may của con người, do số phận định đoạt, không thể thoát khỏi được (theo quan niệm duy tâm).

-> Tạo cho lời than thân ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh đến thân phận nhỏ nhoi, đáng thương của người phụ nữ.

- Mô típ “thân em” xuất hiện với tần số khá lớn trong ca dao.

-> Lời than thân đã trở thành “lời chung" của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.

- Biện pháp nghệ thuật:

+ So sánh - ẩn dụ: Thân em - củ ấu gai.

+ Hình ảnh đối lập: Ruột trong thì trắng - vỏ ngoài thì đen.

-> Những phẩm chất tốt đẹp bên trong của người phụ nữ.

=> Cả hai bài ca dao trên đều thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, thân phận bấp bênh không biết đi về đâu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2.2. Tiếng hát yêu thương tình nghĩa (bài 3, 4, 5 và 6)

a. Bài 3: 

- Nghệ thuật đưa đẩy: Lời than vô cùng đau xót, lời than của người lỡ tình duyên.

- "Ai" chỉ những người chia rẽ mối tình duyên.

- Chơi chữ: Sự chua của khế -> sự chua xót, cay đắng của người lỡ duyên.

- Câu hỏi tu từ: "Mình ơi! Có nhớ ta chăng?" -> cho lời than càng chua xót hơn.

- Hình ảnh so sánh: Mặt trăng với mặt trời; Sao Hôm với sao Mai -> thế giới tự nhiên vẫn trường tồn vĩnh hằng.

- Hình ảnh: "sao Vượt", chờ trăng" -> cô đơn mòn mỏi nhưng vẫn chờ -> tình nghĩa sâu nặng, chung thủy.

=> Diễn tả nỗi chua xót trong tình cảm vì lỡ duyên, đồng thời ca ngợi những tình cảm thủy chung, son sắt của con người.

b. Bài 4:

- Nỗi niềm thương nhớ của người con gái được biểu hiện sinh động qua các đối tượng: khăn, đèn, mắt.

- Nghệ thuật nhân hóa: khăn, đèn.

- Nghệ thuật hoán dụ: mắt.

- Khăn, đèn, mắt biểu tượng cho nỗi thương nhớ của người con gái đang yêu. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt cũng chính là hỏi chính mình.

- Khăn được nói đến đầu tiên vì khăn là vật kỉ niệm, trao tình yêu.

- Những từ: rơi, xuống, vắt,... cùng với cách gieo vần -> diễn tả tâm trạng ngổn ngang, nhớ đến nỗi không làm chủ được mình của người con gái.

- Hai câu cuối thể hiện tâm trạng lo lắng cho số phận tình duyên của cô gái.

=> Diễn tả sinh động nỗi niềm thương nhớ của người con gái trong tình yêu.

c. Bài 5:

- Ước muốn của người con gái: "sông rộng một gang", "bắc cầu dải yếm".

- Hình ảnh "sông rộng một gang", "bắc cầu dải yếm" không có thực, phi lí, được tạo nên bằng ước mơ táo bạo của con người:

+ Cầu là nơi gặp gỡ, hò hẹn.

+ Dải yếm là vật gắn bó với người con gái -> đem dải yếm làm cầu, ước mơ táo bạo, mạnh mẽ của người con gái.

-> Lời tỏ tình duyên dáng, táo bạo.

d. Bài 6:

- Muối, gừng là những gia vị cần thiết cho bữa ăn, thiếu nó sẽ không đậm đà.

- Muối, gừng còn là thứ thuốc chữa bệnh cho người nghèo.

-> Muối, gừng trở thành biểu tượng của tình nghĩa thủy chung.

=> Ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của những người nông dân xưa.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Nỗi niềm chua xót, cay đắng và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

- Về nghệ thuật:

+ Công thức mở đầu bằng "thân em".

+ Hình ảnh ẩn dụ đa dạng và phong phú.

+ Hình ảnh mang nhiều biểu tượng ý nghĩa.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy sưu tầm những bài ca dao bắt đầu từ mô típ "thân em".

Gợi ý trả lời:

- Thân em như miếng cau khô

Người thanh tham mỏng người thô tham dày".

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày".

- Thân em như phận con rùa

Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia".

- Thân em như rau muống dưới hồ

Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?".

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu".

Câu 2: Em hãy sưu tầm những bài ca dao với chủ đề yêu thương tình nghĩa.

Gợi ý trả lời:

- "Đêm khuya thức dậy xem trời

Thấy sao bên Bắc đổi dời bên Đông

Làm sao cho hiệp vợ chồng

Cho lê hiệp nhãn, cho rồng hiệp mây".

- Ai về tôi gởi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy".

- "Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy".

- "Bao giờ cá chép hóa rồng

Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa".

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu và cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm đà màu sắc dân gian của ca dao.

- Hiểu tính chất trữ tình và khả năng biểu đạt của thể thơ lục bát trong ca dao.

- Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng của họ. Biết cảm thông với số phận những con người bất hạnh, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM