Toán 4 Chương 2 Bài: Tính chất kết hợp của phép nhân

Để giúp các em chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp cũng như có thể ôn tập lại bài học một cách dễ dàng hơn. eLib xin giới thiệu đến các em bài học Tính chất kết hợp của phép nhân. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

Toán 4 Chương 2 Bài: Tính chất kết hợp của phép nhân

1. Tóm tắt lý thuyết

a) Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức :

(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)

Ta có: (2 x 3) x 4  = 6 x 4 = 24

2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24

Vậy: (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4).

b) So sánh giá trị của hai biểu thức (a × b) × c và a × (b × c) trong bảng sau :

Ta thấy giá trị của (a × b) × c và a × (b × c) luôn bằng nhau, ta viết:

(a ×b ) × c = a × (b × c)

Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.

Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a × b × c như sau : 

a × b × c = (a × b) × c = a × (b × c)

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất theo mẫu

Mẫu : 10 x 5 x 2 = 10 x (5 x 2) = 10 x 10 = 100

a) 9 x 5 x 6 ;

b) 8 x 7 x 5 ;

d) 25 x 4 x 6.

Hướng dẫn giải

a) 9 x 5 x 6 = 9 x (5 x 6) = 9 x 30 = 270

b) 8 x 7 x 5 = (8 x 5) x 7 = 40 x 7 = 280

d) 25 x 4 x 6 = (25 x 4) x 6 = 100 x 6 = 600.

Câu 2: Một trường học có 4 khối lớp. Mỗi khối lớp có 8 lớp học, mỗi lớp học có 40 học sinh. Tính số học sinh của trường học đó ?

Hướng dẫn giải

Tính số học sinh của mỗi khối.
Tính số học sinh của trường ta lấy số học sinh mỗi khối nhân với 4.

Bài giải

Số học sinh của mỗi khối là :

8 x 40 = 320 (học sinh)

Số học sinh của trường là :

320 x 4 = 1280 (học sinh)

Đáp số : 1280 học sinh

3. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nhận biết tính chất két hợp của phép nhân.
  • Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính.
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM