Tin học 8 Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến

eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung bài thực hành 3 môn Tin học 8 dưới đây sẽ giúp các em thực hiện các thao tác và kĩ năng cơ bản về khai báo và sử dụng biến. Mời các em cùng tham khảo tại đây!

Tin học 8 Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích, yêu cầu

- Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực.

- Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng.

- Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến.

- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.

- Kết hợp được giữa lệnh đưa thông tin ra màn hình và lệnh nhập thông tin từ bàn phím để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.

- Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến.

1.2. Nội dung

Hoạt động 1

Bài toán: một cửa hàng cung cấp dịch vụ bán hàng thanh toán tại nhà. Khách hàng chỉ cần đăng kí số lượng mặt hàng cần mua, nhân viên giao hàng đến và thanh toán khi nhận hàng. Ngoài giá trị hàng hóa, khách hàng còn phải trả thêm phí dịch vụ. Viết chương trình để tính tiền thanh toán trong trường hợp khách hàng chỉ mua 1 mặt hàng duy nhất.

a) Khởi động Pascal và gõ chương trình sau:

Program Tinh_Tien;

Uses Crt;

Var  soluong: integer;

        dongia, thanhtien: real;

        thongbao: String;

        Const phi= 10000;

Begin

     clrscr;

     thongbao:= 'Tong so tien phai thanh toan: ';

     {nhap don gia va so luong hang}

     write('don gia= ‘); readln(dongia);

     write(‘so luong= ‘); readln(soluong);

     thanhtien:= soluong * dongia + phi;

     {In ra so tien phai tra}

     writeln(thongbao, thanhtien:10:2);

     readln

End.

b) Lưu chương trình với tên TINHTIEN.PAS. dịch và chỉnh sửa các lỗi nếu có.

c) Chạy chương trình với các bộ dữ liệu( đơn giá và số lượng) sau: (1000,20), (3500,200), (18500,123). Kiểm tra tính đúng đắn của kết quả in ra.

d) Chạy chương trình với bộ dữ liệu (1,35000) và rút ra nhận xét.

- Chương trình sẽ báo lỗi, do nhập soluong = 35000 trong khi soluong là biến kiểu Interger có giá trị trong khoảng -32768 đến 32768.

Hoạt động 2

Viết chương trình nhập các số nguyên x, y, in giá trị của x và y ra màn hình. Sau đó hoán đổi các giá trị của x và y rồi in lại ra màn hình giá trị của x và y.

Program hoan_doi;

Var x, y, z: Integer;

Begin

  clrscr;

   Write(‘Nhap x, y : ’);

   Read(x,y);

   Writeln(‘x=’, x);

   Writeln(‘y=’, y);

   z:=x;

   x:=y;

   y:=z;

   Writeln(‘x= ’, x);

   Writeln(‘y= ’, y);

   Readln;

End.

Tổng kết

- Cú pháp khai báo biến trong Pascal:

+ Var : ;

+ Các biến trong danh sách phải cách nhau dấu phẩy.

- Kí hiệu := để gán giá trị cho biến

- Lệnh read hay readln dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím. Sau khi nhập cần nhấn phím Enter để xác nhận.

- Nội dung chú thích nằm trong dấu {} và bị bỏ qua khi dịch chương trình. Hoặc có thể dùng cặp dấu (∗ ∗) giúp cho chương trình dễ đọc, dễ hiểu.

2. Luyện tập

Câu 1: Đâu là các từ khóa:

A. Program, end, begin

B. Program, then, mot, hai,ba

C. Program, end, begin, Readln, lop8a

D. Lop82, uses, begin, end

Câu 2: Trong các giá trị sau, giá trị nào thuộc kiểu dữ liệu Boolean:

A. 15

B. True

C. -1,34

D. A

Câu 3: Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal:

A. 8a

B. tamgiac

C. program

D. Bai tap

Câu 4: Program là từ khoá dùng để:

A. Khai báo tiêu đề chương trình

B. Viết ra màn hình các thông báo

C. Khai báo biến

D. Kết thúc chương trình

Câu 5: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng?

A. Var 4hs: integer;

B. const x: real;

C. Var R = 30;

D. Var tb: real;

3. Kết luận

Sau khi học xong bài thực hành số 3 môn Tin học 8 các em cần nắm được những nội dung và thao tác cơ bản sau:

  • Thực hiện khai báo đúng cú pháp, lựa cho được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.
  • Kết hợp được giữa lệnh Write, Writeln với Read, Readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.
  • Nắm được khái niệm các kiểu dữ liệu chuẩn: Kiểu số nguyên, kiểu số thực;
  • Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến.
Ngày:13/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM