Tin học 10 Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin

Mục tiêu của Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin các em sẽ được học dưới đây nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức về thông tin và dữ liệu, thực hiện các bài toán dạng sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu kí tự, số nguyên;... Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài thực hành.

Tin học 10 Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích, yêu cầu

  • Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính

  • Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu kí tự, số nguyên

  • Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động

1.2. Nội dung

Củng cố khái niệm

- Thông tin là gì?

  • Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó.

- Để phân biệt giữa đối tượng này với đối tượng khác người ta dựa vào đâu? Tập hợp các thuộc tính của đối tượng

  • Dữ liệu là gì?

  • Dữ liệu là thông tin đã được mã hóa và đưa vào máy tính.

- Để xác định độ lớn của một lượng thông tin người ta dùng gì?

  • Các đơn vị đo thông tin: byte, KB, MB, GB, TB, PB.

- Tin học dùng hệ đếm nào?

  • Hệ nhị phân và hexa.

- Cách biểu diễn số nguyên và số thực trong máy tính?

  • Cách chuyển đổi từ hệ 10 sang hệ P (P là hệ 2 hoặc 16).

  • Quy tắc: lấy số cần chuyển đổi chia cho P lấy số dư ra rồi viết số dư theo chiều ngược lại.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Có 10 học sinh xếp hàng ngang để chụp ảnh. Em hãy dùng 10 bit để biểu diễn thông tin cho biết mỗi vị trí trong hàng là bạn nam hay bạn nữ.

Hướng dẫn giải:

Qui ước: Nam:0, nữ:1

Ta có dãy bit: 1001101011

Câu 2: Chuyển các xâu kí tự sau thành dạng mã nhị phân: "VN", "Tin".

Hướng dẫn giải:

"VN" tương ứng với dãy bit: "01010110  01001110"

"Tin" tương ứng dãy bit: "01010100  01101001  01101110"

Câu 3: Dãy bit "01001000 01101111 01100001" tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự nào?

Hướng dẫn giải:

Dãy bit đã cho tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự: "Hoa".

Câu 4: Phát biểu "Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân" là đúng hay sai? Hãy giải thích.

Hướng dẫn giải:

Phát biểu trên là đúng, vì các thiết bị điện tử trong máy tính chỉ hoạt động theo 1 trong 2 trạng thái.

Câu 5: Đổi các số sau sang hệ 2 và 16: 7; 15; 22; 127; 97; 123.75

Hướng dẫn giải:

Số - Hệ

2

16

7

111

7

15

1111

F

22

10110

16

127

1111111

7F

97

1100001

61

123.75

1111011.11

7B.C

Câu 6: Đổi các số sau sang hệ cơ số 10: 5D16; 7D716; 1111112; 101101012

Hướng dẫn giải:

  • 5D16 = 5x161 + 13x160 = 9310

  • 7D716 = 7x162 + 13x161 + 14x160 = 200710

  • 1111112 = 1x25 + 1x24 + 1x23 + 1x22 + 1x21 + 1x20 = 6310

  • 101101012 = 1x27 + 0x26 + 1x25 + 1x24 + 0x23 + 1x22 + 0x21 + 1x20 = 18110

Câu 7:

a. Đổi từ hệ hexa sang hệ nhị phân: 5E;  2A; 4B; 6C.

b. Đổi từ hệ nhị phân sang hệ hexa: 1101011; 10001001; 1101001; 10110.

Hướng dẫn giải:

a.

  • 5E16:  5 = 01012, E = 14 = 11102

  • 5E16 = 0101 11012

Tương tự:

  • 2A16 = 0010 10102

  • 4B16 = 0100 10112

  • 6C16 = 0110 11012

b. 

  • 11010112: 0110 = 6; 1011 = 11=B

  •  11010112 = 6B16

Tương tự:

  • 100010012 = 8916

  • 11010012 = 6916

  • 101102 = 1616

Câu 8: Viết các số thực sau đây dưới dạng dấu phảy động: 11005; 25,879; 0,000984.

Hướng dẫn giải:

  • 11005    =   0.11005x 105

  • 25,879    =   0.25879x102

  • 0,000984   =   0.984x 10-3

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Có 15 học sinh xếp hàng ngang để nhận quà. Em hãy dùng 10 bit để biểu diễn thông tin cho biết mỗi vị trí trong hàng là bạn nam hay bạn nữ.

Câu 2: Chuyển các xâu kí tự sau thành dạng mã nhị phân: "BT", "TH".

Câu 3: Để mã hoá số nguyên -100 cần dùng ít nhất bao nhiêu byte?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau:

A. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, chuột, loa

B. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, màn hình, máy in

C. Các thiết bị vào gồm : bàn phím, chuột, máy quét (máy Scan)

D. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột, màn hình

Câu 2: Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm:

A. CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra

B. Bàn phím và con chuột

C. Máy quét và ổ cứng

D. Màn hình và máy in 

Câu 3: Bộ nhớ chính (bộ nhớ trong) bao gồm:

A. Thanh ghi và ROM

B. Thanh ghi và RAM

C. ROM và RAM

D. Cache và ROM 

Câu 4: ROM là bộ nhớ dùng để:

A. Chứa hệ điều hành MS DOS

B. Người dùng có thể xóa hoặc cài đặt chương trình vào

C. Chứa các dữ liệu quan trọng

D. Chứa các chương trình hệ thống được hãng sản xuất cài đặt sẵn và người dùng thường không thay đổi được

Câu 5: Hệ thống tin học gồm các thành phần:

A. Người quản lí, máy tính và Internet

B. Sự quản lí và điều khiển của con người, phần cứng và phần mềm

C. Máy tính, phần mềm và dữ liệu

D. Máy tính, mạng và phần mềm

Câu 6: Thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra:

A. Máy chiếu

B. Màn hình

C. Modem

D. Webcam

Câu 7: Các lệnh và dữ liệu của chương trình đang thực hiện được lưu trên thiết bị:

A. ROM

B. RAM 

C. Băng từ

D. Đĩa từ

Câu 8: Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị:

A. Đĩa cứng, đĩa mềm

B. Các loại trống từ, băng từ

C. Đĩa CD, flash

D. Tất cả các thiết bị nhớ ở trên

Câu 9: Đang sử dụng máy tính, bị mất nguồn điện:

A. Thông tin trong bộ nhớ trong bị mất hết

B. Thông tin trên RAM bị mất, thông tin trên ROM không bị mất

C. Thông tin trên đĩa sẽ bị mất

D. Thông tin được lưu trữ lại trong màn hình

Câu 10: Một hệ thống máy tính có bao nhiêu ổ đĩa:

A. Một ổ đĩa mềm và một ổ đĩa cứng

B. Một ổ đĩa mềm và hai ổ đĩa cứng

C. Một ổ đĩa mềm, một ổ đĩa cứng và một ổ CD-ROM

D. Tuỳ theo sự lắp đặt

4. Kết luận

​Sau khi học xong Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Cách mã hoá và giải mã xâu kí tự và số nguyên.

  • Cách đọc bảng mã ASCII, phân biệt mã thập phân và mã hexa.

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM