Toán 3 Chương 5 Bài: Ôn tập về đại lượng
Bài giảng Ôn tập về đại lượng dưới đây đã được eLib tóm tắt lại hệ thống kiến thức và hướng dẫn giải các bài tập một cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Ôn tập về đại lượng đo độ dài
Mỗi đơn vị đo độ dài đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền sau nó.
Mỗi đơn vị đo độ dài đều kém \(\dfrac{1}{10}\) lần đơn vị lớn hơn liền trước nó.
1.2. Ôn tập về đại lượng đo khối lượng
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta dùng những đơn vị: yến, tạ, tấn.
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta dùng những đơn vị: đề-ca-gam, héc-tô-gam.
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền sau nó.
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều kém \(\dfrac{1}{10}\) lần đơn vị lớn hơn liền trước nó.
1.3. Ôn tập về đại lượng đo thời gian
Chú ý:
1 năm = 365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày
Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng 8, tháng mười, tháng mười hai có: 31 ngày.
Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một có: 30 ngày.
Tháng hai có 28 ngày (vào năm nhuận có 29 ngày).
1.2. Các dạng toán
a) Dạng 1: Đổi đơn vị độ dài
- Thứ tự các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo độ dài.
- Các đơn vị liền nhau luôn hơn kém nhau 10 lần.
Ví dụ: Đổi các đơn vị đo đại lượng sau
4 năm = … tháng
48 tháng = … năm
3 giờ = … phút
Hướng dẫn giải
4 năm = 4 x 12 tháng = 48 tháng
48 tháng = 48 : 12 = 4 năm
3 giờ = 3 x 60 = 180 phút
b) Dạng 2: Đọc khối lượng của một vật
- Quan sát cân và các quả cân để từ đó tính được khối lượng của vật.
c) Dạng 3: Tìm tiền thừa khi thanh toán mua sắm.
- Tìm số tiền mà em đã tiêu.
- Tìm số tiền thừa bằng cách lấy số tiền em trả trừ số tiền em đã tiêu.
d) Dạng 4: Tính khoảng thời gian trôi qua
- Tính số phút và số giờ đã thay đổi giữa hai khoảng thời gian cho trước.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 7m3cm = ?
A.73cm B.703cm C.730cm D.7003cm
Hướng dẫn giải
Đổi 7m về đơn vị xăng-ti-mét rồi cộng với 3cm.
Ta có: 7m 3cm = 700cm + 3cm = 703cm.
Khoanh vào chữ B.
Câu 2: An có hai tờ giấy bạc loại 3000 đồng. An mua bút chì 3500 đồng. Hỏi An còn lại bao nhiêu tiền?
Hướng dẫn giải
Số tiền An có là:
3000 x 2 = 6000 ( đồng)
Số tiền An còn lại là:
6000 – 3500 = 2500 (đồng)
Đáp số: 2500 đồng.
Câu 3: Nam đi học từ nhà lúc 7 giờ kém 10 phút, Nam tới trường lúc 7 giờ 5 phút. Hỏi nam đi từ nhà đến trường mất bao nhiêu phút?
Hướng dẫn giải
Từ 7giờ kém 10 phút đến 7 giờ là 10 phút.
Từ 7 giờ đến 7 giờ 5 phút là 5 phút.
Vậy thời gian nam đi trừ nhà đến trường là: 10 + 5 =15 (phút)
3. Kết luận
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Hệ thống lại kiến thức về đại lượng một cách dễ dàng.
- Vận dụng vào giải bài tập SGK và các bài tập tương tự.
Tham khảo thêm
- doc Toán 3 Chương 5 Bài: Ôn tập các số đến 100000
- doc Toán 3 Chương 5 Bài: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000
- doc Toán 3 Chương 5 Bài: Ôn tập về hình học
- doc Toán 3 Chương 5 Bài: Ôn tập về giải toán