Toán 4 Chương 2 Bài: Hai đường thẳng song song. Vẽ hai đường thẳng song song
Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Hai đường thẳng song song- Vẽ hai đường thẳng song song do eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Bài giảng giúp các em nắm vững lý thuyết bài học, thêm vào đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm được các dạng bài tập ở phần này.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hai đường thẳng song song
- Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.
- Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau.
1.2. Vẽ hai đường thẳng song song
Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước.
Ta có thể vẽ như sau :
- Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB.
- Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng MN ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB.
2. Bài tập minh họa
Câu 1:
a) Cho hình chữ nhật ABCD, AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau. Hãy nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật đó.
b) Nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ
Hướng dẫn giải
a) Trong hình chữ nhật ABCD có:
AB và DC là cặp cạnh song song với nhau
AD và BC là cặp cạnh song song với nhau
b) Trong hình vuông MNPQ có:
MN và PQ là cặp cạnh song song với nhau
MQ và NP là cặp cạnh song song với nhau
Câu 2:
Trong hình bên, cho biết các hình tứ giác ABEG, ACDG và BCDE đều là hình chữ nhật.
Cạnh BE song song với những cạnh nào?
Hướng dẫn giải
Trong hình chữ nhật trên, BE song song với cạnh AG và song song với cạnh CD.
Câu 3: Trong mỗi hình dưới đây:
a) Nêu tên cặp cạnh song song với nhau.
b) Nêu tên cặp cạnh vuông góc với nhau.
Hướng dẫn giải
Trong hình MNPQ có:
a) MN song song với QP
b) MN vuông góc với MQ.
MQ vuông góc với QP
Trong hình DEGHI có:
a) DI song song với GH
b) DE vuông góc với EG
DI vuông góc với IH
IH vuông góc với GH
3. Kết luận
Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:
- Có được biểu tượng về hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau.
- Biết vẽ hai đường thẳng song song.
Tham khảo thêm
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Phép cộng
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Phép trừ
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Biểu thức có chứa hai chữ
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Tính chất giao hoán của phép cộng
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Biểu thức có chứa ba chữ
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Tính chất kết hợp của phép cộng
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Hai đường thẳng vuông góc. Vẽ hai đường thẳng vuông góc
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Nhân một số với một chữ số
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Tính chất giao hoán của phép nhân
- doc Toán 4 Chương 1 Bài: Nhân với 10,100,1000...., Chia cho 10,100,1000....
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Tính chất kết hợp của phép nhân
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Tính chất kết hợp của phép nhân
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Đề-xi-mét vuông, Mét vuông
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Nhân một số với một tổng
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Nhân một số với một hiệu
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Nhân với số có hai chữ số
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Nhân với số có ba chữ số
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Giới thiệu nhân nhẩm với số có hai chữ số với 11
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Chia một tổng cho một số
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Chia cho số có một chữ số
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Chia một số cho một tích
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Chia một tích cho một số
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Thương có chữ số 0
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Chia cho số có hai chữ số
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Chia cho số có ba chữ số
- doc Toán 4 Chương 2 Bài: Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo)