Công nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường

Phân bón rất cần thiết cho cây trồng và quá trình cải tạo đất. Nhưng làm cách nào để bảo quản phân bón một cách hiệu quả nhất giúp chúng không bị mất đi hàm lượng dinh dưỡng khi sử dụng và cất trữ. Đây là nội dung bài học dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

Công nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cách bón phân

Một số cách bón phân

- Căn cứ vào thời kỳ bón: người ta chia ra làm bón lót và bón thúc.

  • Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
  • Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- Căn cứ vào hình thức bón người ta chia làm 4 cách: Bón vãi, bón theo hàng, bón theo hốc, phun trên lá.

+ Bón theo hốc:​​​

  • Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản
  • Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

+ Bón theo hàng:

  • Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản
  • Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

+ Bón vãi (rải):

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giản
  • Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất

+ Phun lên lá:

  • Ưu điểm: Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất
  • Nhược điểm: Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp

1.2. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường

  • Phân hữu cơ dùng để bón lót. Vì các chất dinh dưỡng không hòa tan, cần có thời gian phân huỷ thành chất hòa tan cây mới sử dụng được.
  • Phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp được dùng để bón thúc. Các loại phân này dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cây.
  • Phân lân thường ít hoặc không hòa tan nên dùng để bón lót với thời gian phân hủy lâu

1.3. Bảo quản các loại phân bón thông thường

- Đối với các loại phân hoá học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:

  • Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.
  • Để nơi cao ráo, thoáng mát.
  • Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

- Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

2. Luyện tập

Em hãy nêu ưu, nhược điểm của một số cách bón phân?

Gợi ý trả lời

- Bón theo hốc:

  • Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản
  • Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

- Bón theo hàng

  • Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản
  • Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

- Bón vãi (rải)

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giản
  • Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất

- Phun lên lá

  • Ưu điểm: Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất
  • Nhược điểm: Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được các cách bón phân và sử dụng, bảo quản một số loại phân bón thông thường.
  • Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy.
  • Có thái độ học tập nghiêm túc.
  • Có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng phân bón để bảo vệ môi trường đất.
Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM