Giải bài tập VBT Toán 5 Bài 87: Luyện tập

Nhằm giúp các em học sinh lớp 5 học thật tốt môn Toán, eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung giải 3 bài tập VBT từ trang 106 - 108. Thông qua tài liệu này các em sẽ định hướng được phương pháp giải đồng thời tự đánh giá được năng lực bản thân để có kế hoạch ôn tập phù hợp, hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết.

Giải bài tập VBT Toán 5 Bài 87: Luyện tập

1. Giải bài 1 trang 106 VBT Toán 5 tập 1

Viết số đo thích hợp vào ô trống : 

Phương pháp giải

Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2. 

Hướng dẫn giải

Ta có: 

(13cm x 7cm) : 2 = 45, 5cm2

(32dm x 40dm) : 2 = 640dm2

(4,7m x 3,2m) : 2 = 7,52m2

(\(\frac{2}{3}\)cm x \(\frac{3}{4}\)cm) : 2 = \(\frac{1}{4}\)cm2

Điền vào bảng ta được kết quả sau:

2. Giải bài 2 trang 107 VBT Toán 5 tập 1

Tính diện tích hình tam giác vuông (theo công thức):

Diện tích hình tam giác vuông BAC là:

S  = AB × AC : 2

(AB và AC có cùng một đơn vị đo)

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp : 

a)

 

Diện tích hình tam giác vuông BAC là: ..........................

b)

Diện tích hình tam giác vuông DEG là: .............................

Phương pháp giải

Diện tích hình tam giác vuông bằng tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.  

Hướng dẫn giải

a) Diện tích hình tam giác vuông BAC là:

3 × 4 : 2 = 6 (cm2)

b) Diện tích hình tam giác vuông DEG là:

5 × 4 : 2 = 10 (cm2)

3. Giải bài 3 trang 108 VBT Toán 5 tập 1

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp : 

Cho hình bình hành MNPQ có đáy QP = 5cm và chiều cao MH = 3cm.

Diện tích hình tam giác MQP là: .............

Diện tích hình tam giác MNP là: .............

Phương pháp giải

- Diện tích hình tam giác MPP = MH × QP : 2.

- Diện tích hình tam giác MNP bằng diện tích hình tam giác MQP vì chúng có hai đáy bằng nhau (MN = PQ) và hai chiều cao bằng nhau (là chiều cao hình bình hành MH = 3cm).

Hướng dẫn giải

Diện tích hình tam giác MQP là:

5 × 3 : 2 = 7,5 (cm2)

Diện tích hình tam giác MNP bằng diện tích hình tam giác MQP vì chúng có hai đáy bằng nhau (MN = PQ) và hai chiều cao bằng nhau (là chiều cao hình bình hành MH = 3cm).

Do đó, diện tích hình tam giác MNP là 7,5cm2.

Lưu ý: có thể tính diện tích hình tam giác MNP bằng cách lấy diện tích hình bình hành MNPQ trừ đi diện tích hình tam giác MQP.

Ngày:28/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM