Lý 6 Bài 8: Trọng lực- Đơn vị lực
Trong tiết học này chúng ta tìm hiểu các khái niệm hoàn toàn mới có liên quan đến Trọng lực và lực. Vậy Trọng lực là gì, sử dụng đơn vị nào, có những đặc điểm đáng chú ý nào và người ta xác định phương và chiều của trọng lực dựa vào đâu? Để trả lời cho tất cả các câu hỏi trên, mời các em cùng nghiên cứu bài học. Chúc các em học tốt !
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm trọng lực
-
Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
-
Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.
1.2. Những đặc điểm của trọng lực
- Trọng lực có:
+ Phương thẳng đứng.
+ Chiều hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất).
-
Ví dụ: Quả táo rơi từ trên cây xuống. Dưới tác dụng của trọng lực, quả táo rơi theo phương thẳng đứng, hướng xuống dưới
1.3. Đơn vị lực
-
Để đo độ mạnh (cường độ) của lực, hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam dùng đơn vị Niu tơn (Ký hiệu N).
-
Trọng lượng của quả cân 100g được tính tròn là 1N.
-
Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N.
Lưu ý:
-
Trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của nó trên Trái Đất. Nên thực ra quả cân có khối lượng 100g thì trọng lượng của nó là gần bằng 1N chứ không phải chính xác bằng 1N.
-
Càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm. Khi một người đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Mô tả đặc điểm của trọng lực
Hãy mô tả hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lượng của một vật bị cân bằng bởi một lực khác.
Hướng dẫn giải
Ví dụ quyển sách nằm yên trên bàn. Trọng lực tác dụng lên quyển sách cân bằng với phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách.
2.2. Dạng 2: Giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến lực
Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?
A. chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới
B. chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên phía trên
C. nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau
D. nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu
Hướng dẫn giải
Chọn C
Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Một quả chanh giơ lên cao, rồi đột nhiên buông tay ra. Điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên quả chanh. Lực đó có phương và chiều như thế nào? Do vật nào tác dụng?
Câu 2: Có hai vật giống hệt nhau. Vật A đặt trên mặt bàn nằm ngang, giữa vật A và trái đất ngăn cách bởi mặt bàn. Vật B được treo bằng một sợ dây, giữa vật B và mặt đất là một khoảng không gian không có gì ngăn cách. Vậy trọng lực tá dụng lên vật A hay vật B nhiều hơn?
Câu 3: Đơn vị trọng lượng là gì?
Câu 4: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Ba khối kim loại : 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
A. Khối đồng
B. Khối sắt
C. Khối nhôm
D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
A. Một vật được thả thì rơi xuống.
B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Quả bóng được đá thì lăn trên sàn.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
Câu 3: Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là:
A. lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách.
B. cường độ của lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách.
C. lượng chất chứa trong quyển sách.
D. khối lượng của quyển sách.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về trọng lực? Chọn câu đúng nhất.
A. Trọng lực là lực hút của trái đất.
B. Trọng lực luôn có phương thẳng đứng.
C. Trọng lực có đơn vị là Newton (N).
D. Cả ba câu trên đều đúng.
4. Kết luận
Qua bài giảng Trọng lực- Đơn vị lực này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Biết ý nghĩa trọng lực hay trọng lượng của một vật. Nêu được phương và chiều của trọng lực.
-
Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng
Tham khảo thêm
- doc Lý 6 Bài 1: Đo độ dài
- doc Lý 7 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- doc Lý 7 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
- doc Lý 6 Bài 5: Khối lượng- Đo khối lượng
- doc Lý 6 Bài 6: Lực- Hai lực cân bằng
- doc Lý 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- doc Lý 6 Bài 9: Lực đàn hồi
- doc Lý 6 Bài 10: Lực kế- Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
- doc Lý 6 Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng
- doc Lý 6 Bài 12: Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi
- doc Lý 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
- doc Lý 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- doc Lý 6 Bài 15: Đòn bẩy
- doc Lý 6 Bài 16: Ròng rọc
- doc Lý 6 Bài 17: Tổng kết chương I Cơ Học