Sinh học 8: Tế bào nhân thực
Qua nội dụng abif Tế bào nhân thực sẽ giúp các em nắm rõ kiến thức về đặc điểm chung của tế bào nhân thực, cấu trúc và chức năng một số thành phần cấu tạo tế bào nhân thực như: Nhân, lưới nội chất, ribôxôm và bộ máy gôngi. Ngoài ra còn một số thành phần quan trọng trong tế bào các em cùng tìm hiểu ở bài sau nhé.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
- Kích thước lớn.
- Cấu tạo phức tạp.
- Có màng nhân ngăn cách nhân và tế bào chất.
- Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
- Các bào quan đều có màng bao bọc.
1.1. Nhân tế bào
- Cấu tạo:
- Có dạng hình cầu, đường kính khoảng 5µm.
- Bên ngoài là màng nhân bao bọc (màng kép) dày khoảng 6 - 9 nm. Trên màng có các lỗ nhân.
- Bên trong là dịch nhân chứa chất NST(ADN liên kết với Prôtêin) và nhân con.
- Chức năng: Nhân là thành phần quan trọng nhất của tế bào :
- Nơi chứa đựng thông tin di truyền.
- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua điều khiển sự tỏng hợp Prôtêin.
1.2. Lưới nội chất:
- Cấu tạo: Là hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau, gồm hai dạng:
- Lưới nội chất hạt: trên màng có đính các hạt ribôxôm.
- Lưới nội chất trơn: trên màng không đính ribôxôm mà đính các enzim.
- Chức năng:
- Lưới nội chất hạt: là nơi tổng hợp nên prôtêin tiết, prôtêin cấu tạo cho tế bào.
- Lưới nội chất trơn: tham gia tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại.
1.3. Ribôxôm
- Cấu tạo ribôxôm là bào quan có kích thước rất bé (khoảng 20 - 30nm) không có màng bao bọc. Ribôxôm chứa khoảng 50% prôtêin và 50% rARN. Trong tế bào nhân thực có tới hàng triệu ribôxôm, chúng nằm rải rác tự do trong tế bào chất hoặc đính trên mạng lưới nội chất hạt. Ribôxôm có nguồn gốc từ nhân con và có cả trong ti thể, lục lạp.
- Chức năng: Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. Khi tổng hợp prôtêin các ribôxôm có thể liên kết với nhau tạo thành phức hệ pôlixôm.
1.4. Bộ máy Gôngi
- Cấu tạo: là một chồng túi màng dẹp tách biệt nhau.
- Chức năng: đóng gói, lắp ráp và phân phối các sản phẩm của tế bào.
- Quá trình tổng hợp và vận chuyển Prôtêin trong tế bào
2. Bài tập minh họa
Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?
Hướng dẫn giải:
- Nhân tế bào là bào quan lớn nhất trong tế bào.
- Nhân có màng kép (2 lớp màng), trên bề mặt có nhiều lỗ màng với kích thước lớn. Bên trong màng chứa sinh khối là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu ARN) và các sợi nhiễm sắc (chứa thông tin di truyền).
3. Luyện tập
3.1 Bài tập tự luận
Câu 1: Mô tả cấu trúc của Ri bô xôm?
Câu 2: Mô tả cấu trúc và chức năng của Lưới nội chất
Câu 3: So sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân chuẩn khác với tế bào nhân sơ là:
A. Có màng sinh chất
B. Có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất....
C. Có màng nhân
D. Hai câu b và c đúng
Câu 2: Ở tế bào nhân chuẩn, tế bào chất được xoang hoá là do
A. Có màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất
B. Có các bào quan có màng bọc phân cách với tế bào chất
C. Có hệ thống mạng lưới nội chất
D. Có các ti thể
Câu 3: Đặc điểm của cấu trúc màng nhân là:
A. Không có ở tế bào nhân sơ
B. Có cấu tạo gồm 2 lớp
C. Có nhiều lỗ nhỏ giúp trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất
D. Cả a,b, và c đều đúng
Câu 4: Trong tế bào, Ribôxôm có thể tìm thấy ở trạng thái nào sau đây:
A. Đính trên màng sinh chất
B. Tự do trong tế bào chất
C. Liên kết trên lưới nội chất
D. Tự do trong tế bào chất và liên kết trên lưới nội chất
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tế bào nhân thực Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
- Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của mạng lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy Gôngi.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ
- doc Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (Tiết 2)
- doc Sinh học 10 Bài 10: Tế bào nhân thực (Tiết 3)
- doc Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng
- doc Sinh học 10 Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh