Công nghệ 6 Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở
Nội dung của bài học "Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở" dưới đây sẽ giúp các em giải quyết 2 vấn đề đó là "Nhà ở có vai trò thế nào đối với đời sống con người?", "Cần phải sắp xếp đồ đạc trong nhà ở như thế nào cho hợp lí?". Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
- Nhà ở là nơi chú ngụ của con người.
- Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của tự nhiên, môi trường.
- Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
1.2. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở
a. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình
- Căn cứ vào hoạt động bình thường của mỗi gia đình, nơi ở thường có các khu vực sau đây:
- Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách, nên rộng rãi, tháng mát, đẹp.
- Chỗ thờ cúng cần trang trọng.
- Chỗ ngủ cần riêng biệt, yên tĩnh.
- Chỗ ăn uống gần bếp hoặc trong bếp.
- Khu vực bếp cần sáng sủa, sạch sẽ.
- Khu vực vệ sinh cần kín đáo.
- Chỗ để xe kín đáo, chắc chắn, an toàn.
- Sự phân chia khu vực cần tính toán hợp lý tuỳ theo diện tích nhà ở, phù hợp vào tính chất, công việc của mỗi gia đình cũng như phong tục tập quán của địa phương để đảm bảo cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái và thuận tiện.
b. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực
- Cách bố trí đồ đạc cần phải thuận tiện, cóa tính thẩm mỹ song cũng lưu ý đến sự an toàn và để lau trùi, quét dọn.
- Tùy vào không gian của nhà mà bố trí đồ đạc 1 cách hợp lí để có không gian sinh hoạt.
- Ví dụ: Cách sắp xếp đồ đạc trong 1 hộ gia đình
c. Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của người Việt Nam
- Nhà ở nông thôn
+ Nhà ở ở đồng bằng Bắc Bộ:
- Thông thường nhà ở nông thôn có 2 ngôi nhà: nhà chính và nhà phụ:
- Nhà chính: dành cho sinh hoạt chung, chỗ ngủ nghỉ, học tập, kho để thóc.
- Nhà phụ: có bếp, dụng cụ để lao động.
- Chuồng chăn nuôi, nhà vệ sinh đặt xa nhà, cuối hướng gió.
+ Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long: Khoảng 20 – 30% nhà ở làm bằng gạch ngói, số còn lại làm bằng gỗ tràm, đước... lợp lá dừa, rơm rạ.
- Nhà ở thành phố thị xã, thị trấn
- Nhà ở tập thể trung cư cao tầng.
- Nhà ở độc lập phân chia theo cấp nhà.
- Nhà ở miền núi
+ Thường là nhà sàn:
- Phần sàn: ở và sinh hoạt
- Dưới sàn: kho để đựng dụng cụ lao động.
2. Luyện tập
Câu 1: Ở nhà em, các khu vực sinh hoạt được bố trí như thế nào?
Gợi ý trả lời
Học sinh trả lời theo thực tế gia đình. Ví dụ:
- Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách: là gian giữa tầng 1.
- Chỗ thờ cúng: là gian ở tầng hai, phòng hướng ra mặt đường.
- Chỗ ngủ, nghỉ: hai phòng trong góc ở tầng 1 và tầng 2.
- Chỗ ăn uống: cũng là phòng sinh hoạt chung.
- Khu bếp: gian trong cùng ở tầng 1.
- Khu vệ sinh: gian trong cùng ở tầng 1, cạnh gian bếp.
- Chỗ để xe: ở gian ngoài cùng tầng 1.
Câu 2: Hãy giải thích vì sao con người cần nhà ở, nơi ở?
Gợi ý trả lời
Con người cần nhà ở, nơi ở vì đó là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội và là nơi đáp ứng các nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần ghi nhớ cần:
- Nêu được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
- Sắp xếp được đồ đạc hợp lí trong gia đình.
- Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 6 Bài 9: Thực hành: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở
- doc Công nghệ 6 Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
- doc Công nghệ 6 Bài 11: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật
- doc Công nghệ 6 Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa
- doc Công nghệ 6 Bài 13: Cắm hoa trang trí
- doc Công nghệ 6 Bài 14: Thực hành: Cắm hoa
- doc Công nghệ 6 Ôn tập chương II: Trang trí nhà ở