Lý 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Dựa theo cấu trúc SGK Vật lý lớp 6, eLib xin chia sẻ với các em bài học về các tác dụng của lực. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập vận dụng có cách giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng
a) Những sự biến đổi của chuyển động
-
Vật đang chuyển động bị dừng lại.
-
Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
-
Vật chuyển động nhanh lên.
-
Vật chuyển động chậm lại.
-
Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.
b) Những sự biến dạng
-
Sự biến dạng là sự thay đổi hình dang của vật
-
Ví dụ: Người đang giương cung đã tác dụng một lực vào dây cung nên làm cho dây cung và cánh cung biến dạng.
1.2. Những kết quả tác dụng của lực
- Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng hoặc cả hai (tức vừa làm cho vật bị biến đổi chuyển động và vừa bị biến dạng).
-
Chân tác dụng lên quả bóng một lực vừa làm quả bóng bị biến dạng vừa làm quả bóng chuyển động theo một hướng khác
-
Một vận động viên nhảy cầu đang nhún người trên ván nhảy để lấy đà trước khi nhảy lên. Người này đã tác dụng lên ván, khiến cho ván vừa bị uốn cong, vừa chuyển động lên xuống
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Xác định tác dụng của lực
Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyến động của quả bóng.
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. Không làm biên dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Hướng dẫn giải
Lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả là vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
⇒ Chọn đáp án D
2.2. Dạng 2: Chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động
Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.
Hướng dẫn giải
Đứa bé dùng tay đẩy quả bóng nhựa đi một đoạn rồi dừng lại. Như vậy em bé đã dùng lực tác dụng len quả bóng làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Lấy tay đè lên một lò xo, ta thấy lò xo bị biến dạng. Như vậy ta đã dùng một lực tác dụng lên lò xo làm lò xo biến dạng.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?
Câu 2: Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?
Câu 3: Một quả bóng tennít thả rơi xuống nền nhà, nó bị nảy lên, còn nền nhà thì dường như không có gì biến đổi. Phải chăng nền nhà tác dụng lên quả bóng, còn quả bóng thì không tác dụng lên nền nhà?
Câu 4: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất có tác dụng gì?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong các sự vật và hiện tượng sau, em hãy chỉ ra vật tác dụng lực và kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị nó tác dụng:
A. Một tấm bê tông làm nắp bể nước mới đổ xong còn chưa đông cứng, trên mặt in hằng lõm các vết chân gà
B. Một chiếc nồi nhôm bị bẹp nằm bên dưới một chiếc thang tre bị đổ ngay trên mặt đất
C. Trời dông, một nhành lá bàng bị bay lên cao
D. Chiếc phao của một cần câu đang nổi, bổng bị chìm xuống nước
Câu 2: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?
A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra.
B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta.
C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào.
D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.
Câu 3: Chuyển động của các vật nào dưới đây không bị biến đổi?
A. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500 km/h.
B. Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi.
C. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại.
D. Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên.
Câu 4: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất
A. chỉ làm gò đất bị biến dạng.
B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.
C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.
D. không gây ra tác dụng gì.
4. Kết luận
Qua bài giảng Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó.
-
Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật đó.
Tham khảo thêm
- doc Lý 6 Bài 1: Đo độ dài
- doc Lý 7 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- doc Lý 7 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
- doc Lý 6 Bài 5: Khối lượng- Đo khối lượng
- doc Lý 6 Bài 6: Lực- Hai lực cân bằng
- doc Lý 6 Bài 8: Trọng lực- Đơn vị lực
- doc Lý 6 Bài 9: Lực đàn hồi
- doc Lý 6 Bài 10: Lực kế- Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
- doc Lý 6 Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng
- doc Lý 6 Bài 12: Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi
- doc Lý 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
- doc Lý 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- doc Lý 6 Bài 15: Đòn bẩy
- doc Lý 6 Bài 16: Ròng rọc
- doc Lý 6 Bài 17: Tổng kết chương I Cơ Học