Toán 6 Chương 2 Bài 7: Thực hành đo góc trên mặt đất

Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng dưới đây do eLib biên soạn và tổng hợp. Với bài học này chúng ta sẽ cùng Thực hành đo góc trên mặt đất, hoạt động này sẽ  giúp các em hiểu rõ và áp dụng lý thuyết vào thực tế.

Toán 6 Chương 2 Bài 7: Thực hành đo góc trên mặt đất

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dụng cụ đo góc trên mặt đất

- Đo góc trên mặt đất bằng giác kế (hình vẽ dưới đây)

- Cấu tạo của giác kế:

  • Một đĩa tròn được đặt nằm ngang trên một giá ba chân.
  • Trên mặt đĩa có thanh quay xoay xung quanh tâm của đĩa.
  • Hai đầu của thanh có một tấm bảng đứng, mỗi tấm có một khe hở, hai khe hở với tâm của đĩa thẳng hàng.

1.2. Cách đo góc trên mặt đất

Giả sử cần đo góc ACB trên mặt đất. Tiến hành do theo các bước sau:

Bước 1: Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của nó nằm trân đường thẳng đứng đinh qua đỉnh C của góc ACB (khi móc một đầu dây dọi vào tâm của mặt đĩa thì đầu quả dọi trùng với điểm C).

Bước 2: Đưa thanh về vị trí \(0^0\) và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở A và hai khe hở thẳng hàng.

Bước 3: Cố định mặt đĩa và đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở B và hai khe hở thẳng hàng.

Bước 4: Đọc số đo (độ) của góc ACB trên mặt đĩa. Như ở hình 42, ta đọc được \(\widehat {ACB} = {100^0}\).

2. Luyện tập

Câu 1: Để đo góc trên mặt đất người ta sử dụng dụng cụ đo gì? Nêu cấu tạo của dụng cụ đó.

Câu 2: Nêu các bước để đo góc trên mặt đất.

Câu 3: Thực hành đo các góc của tam giác tạo bởi ba bồn hoa gần nhất trước phòng học.

3. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nắm được cấu tạo, cách sử dụng giác kế.
  • Biết cách đo góc trên mặt đất.
Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM