GDCD 11 Bài 7: Thực hiện nền KT nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí KT của NN

Bài học dưới đây sẽ giúp các em hiểu về nền kinh tế nhiều thành phần và vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay. Mời các em tham khảo!

GDCD 11 Bài 7: Thực hiện nền KT nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí KT của NN

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần

a. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần.

Khái niệm thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

- Về lí luận:Trong thời kì đi lên chủ nghĩa xã hội bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

- Về thực tiễn:

  • Trong thời kì quá độ lên CNXH nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước, trong quá trình xây dựng CNXH xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới.
  • Việt Nam đi lên xây dựng CNXH với lực lượng sản xuất thấp, nhiều trình độ khác nhau, các hình thức sở hữu khác nhau nên thành phần kinh tế là khác nhau.

b. Các thành phần kinh tế ở nước ta

- Kinh tế nhà nước

  • Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
  • Bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia…
  • Giữ vai trò chủ đạo, then chốt.

- Kinh tế tập thể

  • Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.
  • Hợp tác xã là đơn vị kinh tế nòng cốt
  • Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng kinh tế quốc dân.

- Kinh tế tư nhân

  • Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
  • Bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân.
  • Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực của nền kinh tế

- Kinh tế tư bản Nhà nước

  • Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản.
  • Gồm những doanh nghiệp liên doanh (giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước…)
  • Có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

  • Là thành phần kinh yế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài.
  • Quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng
  • Thúc đẩy nển kinh tế nước ta tăng trường, phát triển.

⇒ Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau, góp phần khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế.

c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.

  • Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
  • Tham gia lao động sản xuất ở gia đình
  • Vân động người thân tham gia vào sản xuất, kinh doanh
  • Tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà luật pháp không cấm.
  • Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh yế.

1.2. Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước

a. Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của nhà nước

  • Do yêu cầu cần phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất (vốn) đối với các doanh nghiệp nhà nước
  • Do yêu cầu cần phải phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của kinh tế thị trường.
  • Do yêu cầu cần phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta.

b. Nội dung quản lí kinh tế của nhà nước

  • Quản lí danh nghiệp nhà nước với tư cách nhà nước là người chủ sở hữu.
  • Quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

c. Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước

  • Tiếp tục đổi mới các công cụ kế hoạch hóa, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí.
  • Tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước để điều tiết thị trường.
  • Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công thức theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, có năng lực, sáng tạo và vững mạnh.

2. Luyện tập

Câu 1: Trình bày khái niệm thành phần kinh tế và căn cứ để xác định thành phần kinh tế ở nước ta.

Gợi ý trả lời:

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

Thành phần kinh tế liên quan đến mối quan hệ giữa ngừi với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất. Sở hữu tư liệu sản xuất được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn khác nhau và là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế.

Câu 2: Phân tích tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

Gợi ý trả lời:

- Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta:

  • Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây, chưa thể cải biến ngay được, đòng thời trong quá trình xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa lại xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,… Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ.
  • Nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất thấp kém và nhiều trình độ khác nhau, nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau. Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất là căn cứ trực tiếp để xác định các thành phần kinh tế.

Câu 3: Thành phần kinh tế nhà nước là gì? Phân tích vai trò của thành phần kinh tế nhà nước. Theo em cần phải làm gì để tăng cường vai trò của thành phần kinh tế nhà nước hiện nay ở nước ta?

Gợi ý trả lời:

  • Thành phần kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
  • Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào sản xuất kinh doanh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hưỡng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
  • Để tăng cường vai trò của thành phần kinh tế nhà nước hiện nay cần…

Câu 4: Thành phần kinh tế tập thể là gì? Vai trò và mối quan hệ giữa nó với thành phần kinh tế nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

Gợi ý trả lời:

  • Thành phần kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, bao gồm nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt.
  • Hợp tác xã là những đơn vị kinh tế được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước. Kinh tế tập thể phát triển và cùng với kinh tế nhà nước “ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
  • Mối quan hệ giữa thành phần kinh tế tập thể với thành phần kinh tế nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:…

Câu 5: Trình bày khái niệm, cơ cấu và vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay.

Gợi ý trả lời:

- Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.

- Cơ cấu và vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay:

  • Kinh tế cá thể, tiểu chủ, dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người lao động. Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ được Nhà nước khuyến khích phát triển.
  • Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chế độ sử hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư bản tư nhân có vai trò đáng kể trong việc phát triển kinh té thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động, có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, do đó cần được khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Câu 6: Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là gì? Cho ví dụ. Tại sao nói thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là “cầu nối” để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

Gợi ý trả lời:

Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư bản nước ngoài, thông qua các hình thức hợp tác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh,…

Ví dụ:

Nói thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là “cầu nối” để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vì đây là thành phần kinh tế có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí, nên có những đóng góp không nhỏ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, phát triển kinh tế tư bản nhà nước còn là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hệu quả của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. Do vậy, phát triển kinh tế tư bản nhà nước là đòi hỏi khách quan, giữ vai trò là hình thức kinh tế trung gian, hình thức kinh tế quá độ, là cầu nối đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta.

Câu 7: Thành phần kinh tế nhà nước khác với thành phần kinh tế tư bản nhà nước về:

a. Hình thức sở hữu.

b. Quan hệ quản lí

c. Quan hệ phân phối.

d. Tất cả các phương án trên.

Hãy chọn phương án mà em cho là đúng. Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Chọn đáp án D: Tất cả các phương án trên. Vì:

  • Kinh tế nhà nước là thành phàn kinh tế dựa trên hình thức sở hữu
  • Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư bản nước ngoài, thông qua các hình thức hợp tác như hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh,..

Câu 8: Theo em, sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, vấn đề tìm kiếm việc làm có gì khác với trước đây khi nền kinh tế nước ta còn tình trạng bao cấp?

Gợi ý trả lời:

Nền kinh tế nhiều thành phần tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp cơ hội tìm kiếm việc làm nhiều hơn, công việc phong phú hơn đa dạng hơn, mức lương cũng sẽ khác so với nền kinh tế trước đây và chúng ta có thể tham gia vào bất kì thành phần kinh tế nào để có được thu nhập chính đáng cho bản thân và gia đình mình.

Câu 9: Phân tích vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước ở nước ta hiện nay.

Gợi ý trả lời:

  • Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước, ở mỗi thời kì khác nhau, vai trò quản lí kinh tế của nhà nước có mức độ khác nhau.
  • Trong giai đoạn đầu của kinh tế thị trường, giai đoạn mà ở đó cơ chế vận hành của nó là cơ chế thị trường tự điều chỉnh thì chưa có sự can thiệp của nhà nước. Chỉ đến những thập niên đầu thế kỉ XX, khi kinh tế thị trường tự do chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, thì lúc này việc quản lí kinh tế của nhà nước đối với nền kinh tế mới đặt ra như là một tất yếu khách quan không chỉ đối với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà cả với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • Trong chủ nghĩa xã hội, nhà nước với tư cách là người đại diện cho chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất và đại diện cho xã hội thực hiện việc điều tiết và quản lí kinh tế, đảm bảo nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • Ở nước ta, để phát huy vai trò tích cực, khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, Nhà nước không thể không điều tiết và quản lí nền kinh tế. Cần nhấn mạnh rằng chỉ có nhà nước xã hội chủ nghĩa mới có khả năng giải quyết hiệu quả và triệt để những hạn chế của kinh tế thị trường, đưa kinh tế thị trường nước ta phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

​Câu 10: Tại sao phải tăng cường vai trò và nâng cao hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước? Theo em, muốn tăng cường vai trò và nâng cao hiệu lực quản lí kinh tế của Nhà nước, cần có những giải pháp nào? Tại sao?

Gợi ý trả lời:

- Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước :

  • Do yêu cầu phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu Nhà nước về TLSX (vốn) đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
  • Nền kinh tế hàng hoá (các tác động tiêu cực) cần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực; tạo sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội.
  • Đảm bảo đúng mục tiêu XHCN trong xây dựng đất nước: giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh cần có sự quản lý của Nhà nước.

- Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nền ktế của Nhà nước:

  • Tiếp tục đổi mới công cụ để tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng; giữ vững định hướng XHCN;
  • Tăng cường lực lượng vật chất của Nhà nước để điều tiết thị trường: dự trữ quốc gia, trang bị công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý nền kinh tế và các doanh nghiệp Nhà nước;
  • Tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước.Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ LLSX hiện đại gắn với xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt: Sở hữu, Quản lý, Phân phối.
  • Nhà nước quản lí kinh tế bằng pháp luật, chính sách và phương pháp quản lý, chiến lược
  • Phân phối theo lao động

Câu 11: Em có dự định sẽ hoạt động trong thành phần kinh tế nào? Tại sao lại lựa chọn thành phần kinh tế đó?

Gợi ý trả lời:

Học sinh tự đưa ra định hướng nghề nghiệp của bản thân và giải thích

Ví dụ:

  • Thành phần kinh tế nhà nước: Bình yên, ổn định, được hỗ trợ
  • Thành phần kinh tế tư bản: Cạnh tranh, lợi nhuận tính theo năng lực, năng động
  • ...

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Nền kinh tế nhiều thành phần và vai trò quản lí kinh tế Nhà nước GDCD 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Kết thúc bài học này, các em cần nắm các nội dung chính sau

  • Thế nào là thành phần kinh tế
  • Sự cần thiết khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
  • Đặc điểm cơ bản của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
  • Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam
Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM