Sinh học 9 Bài 61: Luật bảo vệ môi trường
Qua nội dung Bài 61: Luật bảo vệ môi trường giúp học sinh tìm hiểu về nội dung Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam. đồng thời hiểu rõ vai trò ý nghĩa của luật Bảo vệ môi trường. Qua đó rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự cần thiết ban hành luật
- Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người cho môi trường.
- Luật bảo vệ mội trường điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
- Các ví dụ về thực hiện Luật Bảo vệ môi trường:
1.2. Một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam
a. Nội dung chính chương II: phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
+ Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường sạch và xanh.
+ Cá nhân, tập thể có trách nhiệm xử lí chất thải đúng qui trình để chống suy thoái và ô nhiễm môi trường.
+ Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam.
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên
b. Nội dung chương III: khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
+ Khi có sự cố về môi trường thì cá nhân, tổ chức phải khắc phục kịp thời và báo cáo với cơ quan quản lí cấp trên ( nếu ở mức quan trọng để xử lí).
+ Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
+ Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
c. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường
+ Một số hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
+ Mỗi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường và vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường.
+ Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn giải:
Để bảo vệ môi trường chúng ta hãy cùng nhau vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon (vì chỉ dùng 1 lần rồi bỏ), đừng liệng chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm điện nước, chuyển sang dùng năng lượng bền vững, đẩy nhanh canh tác hữu cơ, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khí thải, giảm bớt ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, để Địa Cầu chúng ta không còn nóng thêm nữa.
Bài 2: Ý nghĩa và nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường là gì?
Hướng dẫn giải:
Ý nghĩa: Luật Bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn và khắc phục những hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên, gây ra cho môi trường tự nhiên. Đồng thời cũng điều chỉnh việc khai thác và sử dựng các thành phần của môi trường một cách hợp lí để phát triển bền vững.
Nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường:
Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (chương II) liên quan tới việc khai thác và sử dụng các thành phần của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật... đồng thời cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (chương III) liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc xử lí các chất thải công nghiệp và sinh hoạt, xử lí các sự cố môi trường.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Trình bày sơ lược hai nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.
Câu 2: Hãy liệt kê những hành động làm suy thoái môi trường mà em biết trong thực tế. Thử đề xuất cách khắc phục.
Câu 3: Luật Bảo vệ môi trường có quy định gì đối với việc săn bắt động vật hoang dã?
Câu 4: Theo Luật Bảo vệ môi trường, khi vi phạm các điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường, gây ra sự cố môi trường thì tổ chức và cá nhân có trách nhiệm như thế nào?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Luật Bảo vệ môi trường nghiêm cấm
A. khai thác rừng bừa bãi.
B. săn bắt động vật hoang dã.
C. đổ chất thải độc hại ra môi trường.
D. cả A, B và C.
Câu 2: Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm
A. ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
B. khắc phục hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường.
C. điều chỉnh việc khai thác và sử dụng hợp lí các thành phần của môi trường.
D. cả A, B và C.
Câu 3: Câu nào sai trong các câu sau:
A. Luật Bảo vệ môi trường có quy định cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam
B. Các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghiệp thích hợp để không gây ô nhiễm môi trường.
C. Bảo vệ môi trường không là trách nhiệm của học sinh.
D. Cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phát triẽr bền vững.
Câu 4: Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết có liên quan đến các vấn đề về
A. xã hội.
B. kinh tế.
C. giáo dục.
D. cả A, B và C.
Câu 5: Câu nào sai trong các câu sau?
A. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái; khai thác và dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
B. Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
C. Mọi người có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
D. Học sinh còn đang đi học nên không có trách nhiệm góp phần bảo vệ môi trường.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
- Phải nắm được sự cần thiết phải có luật bảo vệ môi trường.
- Những nội dung chính của luật bảo vệ môi trường.
- Hình thành trách nhiệm của mỗi HS nói riêng, mỗi người dân nói chung trong việc chấp hành luật.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- doc Sinh học 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
- doc Sinh học 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
- doc Sinh học 9 Bài 62: TH: Vận dụng Luật Bảo vệ môi trường vào việc BV môi trường ở địa phương
- doc Sinh học 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- doc Sinh học 9 Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp
- doc Sinh học 9 Bài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiết 2)
- doc Sinh học 9 Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiết 3)