Lý 6 Bài 6: Lực- Hai lực cân bằng
Nội dung bài giảng tìm hiểu về các khái niệm mới như lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng... Để nghiên cứu rõ và cụ thể hơn về các kiến thức trên, mời các em cùng theo dõi nội dung bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lực
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Mỗi lực tác dụng đều được xác định bởi phương, chiều và độ lớn (hay còn gọi là cường độ) của lực.
1.2. Hai lực cân bằng
-
Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực cân bằng. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên.
-
Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có chiều hướng về bên trái.
⇒ Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Xác định đặc điểm của lực
Lấy một cái bút bi lò xo để làm thí nghiệm. Bấm cho đầu bút bi nhô ra. Lúc đó lò xo có tác dụng lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em.
Hướng dẫn giải
Khi đầu bút bi nhô ra, lò xo bút bi đã bị nén lại nên đã tác dụng vào ruột bút, cũng như vào thân bút những lực đẩy. Ta có cảm nhận được lực này khi bấm nhẹ vào núm ở đuôi bút.
2.2. Dạng 2: Mô tả hiện tượng thực tế về hai lực cân bằng
Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng.
Hướng dẫn giải
Ví dụ hai lực cân bằng: Hai đội chơi kéo co, cùng kéo một sợi dây mà sợi dây vẫn đứng yên. Sợi dây chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Khi bắn cung, lực do dây cung tác dụng làm cho mũi tên bay vút ra xa là lực gì?
Câu 2: Nếu một quyển sách nằm yên trên một mặt bàn nằm ngang dưới tác dụng chỉ của hai lực F1 và F2, thì phương, chiều và độ mạnh của hai lực này có các đặc điểm gì?
Câu 3: Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay?
Câu 4: Lấy một cái bút bi lò xo để làm thí nghiệm. Bấm cho đầu bút bi thụt vào. Lúc đó lò xo có tác dụng lực lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Câu 2: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau?
A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.
B. Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.
C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.
D. Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất tác dụng vào bàn
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Câu 4: Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay. Chọn câu trả lời đúng.
A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.
B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng
C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng
D. Các câu trả lời A,B,C đều đúng.
4. Kết luận
Qua bài giảng Lực- Hai lực cân bằng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo,… và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.
-
Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng và xác định được hai lực cân bằng.
Tham khảo thêm
- doc Lý 6 Bài 1: Đo độ dài
- doc Lý 7 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- doc Lý 7 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
- doc Lý 6 Bài 5: Khối lượng- Đo khối lượng
- doc Lý 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- doc Lý 6 Bài 8: Trọng lực- Đơn vị lực
- doc Lý 6 Bài 9: Lực đàn hồi
- doc Lý 6 Bài 10: Lực kế- Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
- doc Lý 6 Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng
- doc Lý 6 Bài 12: Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi
- doc Lý 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
- doc Lý 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- doc Lý 6 Bài 15: Đòn bẩy
- doc Lý 6 Bài 16: Ròng rọc
- doc Lý 6 Bài 17: Tổng kết chương I Cơ Học