Sinh học 8 Bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Cũng như hệ thần kinh trong hoạt động nội tiết cũng có thể tự điều hòa để đảm bảo lượng hoocmon tiết ra vừa đủ nhờ vào các thông tin ngược. Nếu thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động nội tiết, dẫn đến tình trạng bệnh lý. Bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu sự điều hòa phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.

Sinh học 8 Bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết

- Tuyến yên tiết ra hoocmon điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết.

- Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmon do tuyến yên tiết ra, đó là cơ chế tự điều hòa các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược.

a. Điều hòa hoạt động của tuyến giáp

- hoocmon tuyến giáp là TH (Tiroxin), có vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất trong tế bào.

- Dưới tác dụng của THS do thùy trước tuyến yên sinh ra => tuyến giáp tiết tiroxin. Khi tiroxin tiết quá nhiều, lượng hoocmon này theo máu:

  • Lên vùng dưới đồi, dưới tác dụng của loại hoocmon thừa này, vùng dưới đồi tiết ra một chất ức chế thùy trước tuyến yên
  • Lên thẳng thùy trước tuyến yên ức chế tuyến yên tiết TSH => không có TSH tới => tuyến giáp ngừng tiết tiroxin => lượng tiroxin trở về trạng thái cân bằng.

b. Điều hòa hoạt động của vỏ tuyến trên thận

- Các tuyến nội tiết không chỉ chịu sự điều khiển của các hoocmôn tuyến yên mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hoocmôn do các tuyến này tiết ra. Đó là cơ chế tự điều hoà của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược

1.2. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

- Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động, đảm bảo quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Tiroxin do tuyến nội tiết nào tiết ra?

A. Tuyến yên.

B. Tuyến giáp.

C. Tuyến tụy.

D. Tuyến trên thận.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: B
  • Giải thích: Tiroxin do tuyến giáp tiết ra.

Bài 2: Cooctizon do tuyến nội tiết nào tiết ra?

A. Tuyến yên.

B. Tuyến giáp.

C. Tuyến tụy.

D. Tuyến trên thận.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: D
  • Giải thích: Cooctizon do tuyến trên thận tiết ra.

Bài 3: Lượng đường trong máu giữ được ổn định là do đâu?

Hướng dẫn giải:

  • Lượng đường trong máu giữ được ổn định là do sự phối hợp hoạt động của tế bào α và tế bào β của đảo tụy trong tuyến tụy.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trình bày cơ chế tự điều hòa hoạt động của tuyến tụy.

Câu 2: Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết.

Câu 3: Nêu rõ mối quan hệ giữa hệ thẩn kinh và hệ nội tiết trong điểu hoà và phối hợp các quá trình sinh lí trong cơ thể?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmon tiết ra từ tuyến yên là gì?

A. Buồng trứng, tinh hoàn

B. Tuyến giáp

C. Tuyến trên thận

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Điều nào dưới đây đúng với cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược?

A. Hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hoocmon do tuyến yên tiết ra.

B. Hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hoocmon do tuyến giáp tiết ra.

C. Tuyến nội tiết chịu sự điều khiển của các hoocmon tuyến yên.

D. Tuyến nội tiết chịu sự điều khiển của các hoocmon tuyến giáp.

Câu 3: Sơ đồ điều hòa của vỏ tuyến trên thận?

A. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến giáp tiết tiroxin → theo dòng máu → tuyến yên kìm hãm tiết TSH.

B. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu → tuyến trên thận tiết Cooctizon → theo dòng máu → Cooctizon kìm hãm tiết ACTH.

C. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến yên kìm hãm tiết TSH.

D. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu → vỏ tuyến trên thận tiết Cooctizon →Cooctizon kìm hãm tiết ACTH.

Câu 4: Sơ đồ điều hòa hoạt động của tuyết giáp?

A. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến giáp tiết tiroxin → theo dòng máu → TH kìm hãm tiết TSH.

B. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu →tuyến trên thận tiết Cooctizon → theo dòng máu → Cooctizon kìm hãm tiết ACTH.

C. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến yên kìm hãm tiết TSH.

D. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu → vỏ tuyến trên thận tiết Cooctizon → Cooctizon kìm hãm tiết ACTH.

Câu 5: Thông tin ngược sẽ tác động cái gì khi tế bào có quá nhiều TH?

A. Tuyến yên và vùng dưới đồi.

B. Tuyến yên.

C. Vùng dưới đồi.

D. Tuyến giáp và cùng dưới đồi.

4. Kết luận

- Sau khi học xong này các em cần nắm được những yêu cầu sau:

  • Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.
  • Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.
  • Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình.
Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM