Lý 9 Bài 57: Thực hành Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD
Cách nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn săc bằng đĩa CD như thế nào? Để hiểu rõ về cách nhận biết này, eLib xin chia sẻ bài thực hành về cách nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc thuộc chương trình Sgk Vật lí lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn .
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục đích thí nghiệm
- Kiến thức: Trả lời thế nào là ánh sáng đơn sắc, thế nào là ánh sáng không đơn sắc.
- Kĩ năng: Biết sử dụng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.
- Thái độ: Biết làm việc tự lực để tiến hành thí nghiệm có kết quả.
1.2. Dụng cụ thí nghiệm
-
Một đèn có dây tóc đặt trong chao đèn, có thể che bằng những tấm lọc màu khác nhau (hoặc đèn sau).
-
Một bộ các tấm lọc màu đỏ, vàng, lục, lam, đèn LED, bút Lade
-
Một đĩa CD.
1.3. Cơ sở lí thuyết
- Ánh sang đơn sắc: có một màu nhất định, không thể phân tích thành ánh sang màu khác được.
- Ánh sáng không đơn sắc: có một màu nhất định nhưng có thể phân tích thành những ánh sáng màu khác.
- Có nhiều cách phân tích ánh sáng: lăng kính, đĩa CD.
- Trước khi thực hành các em tìm hiểu cách trộn màu của Tivi.
-
Đỏ + Lục + Lam = Trắng
-
Đỏ + Lục = Vàng
-
Đỏ + Lam = Tím
-
Lục + Lam = Da trời
Vậy: ánh sáng màu nào có thể phân tích ra mầu khác bằng lăng kính hoặc đĩa CD
2. Báo cáo thực hành
2.1. Trả lời câu hỏi
a) Ánh sáng đơn sắc là gì ?
Trả lời:
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không thể phân tích ánh sáng đó thành các ánh sáng có màu khác được.
b) Ánh sáng không đơn sắc là gì ?
Trả lời:
Ánh sáng không đơn sắc tuy cũng có một màu nhất định, nhưng nó là sự pha trộn của nhiều ánh sáng màu; do đó ta có thể phân tích ánh sáng không đơn sắc thành nhiều ánh sáng màu khác nhau.
c) Trình bày cách nhận biết ánh sáng đơn sắc hoặc không đơn sắc bằng đĩa CD
Trả lời:
- Chiếu ánh sáng cần phân tích vào mặt ghi của đĩa CD (nếu không có đĩa CD thì có thể dùng con tem hình tròn dán ở sau sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục). Quan sát ánh sáng phản xạ. Cần nghiêng đi nghiêng lại mặt đĩa để thay đổi góc tới của chùm sáng trên mặt đĩa. Chú ý là chỉ cho ánh sáng cần phân tích (không cho ánh sáng khác) chiếu vào mặt đĩa.
- Nếu thấy ánh sáng phản xạ chỉ có một màu nhất định thì ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng đơn sắc
- Nếu phát hiện ra trong ánh sáng phản xạ có những ánh sáng màu khác nhau thì ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng không đơn sắc.
2.2. Kết quả
a) Màu của các ánh sáng được phân tích ra từ các ánh sáng màu tạo ra nhờ các tấm lọc màu khác nhau
Bảng 1
b) Kết luận chung về sự đơn sắc hay không đơn sắc của ánh sáng màu tạo ra nhờ các tấm lọc màu
Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng đơn sắc.
3. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được :
- Trả lời được câu hỏi thế nào là ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.
- Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.
Tham khảo thêm
- doc Lý 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- doc Lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
- doc Lý 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
- doc Lý 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- doc Lý 9 Bài 46: Thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
- doc Lý 9 Bài 48: Mắt
- doc Lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
- doc Lý 9 Bài 50: Kính lúp
- doc Lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học
- doc Lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- doc Lý 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- doc Lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III Quang Học