Hoá học 9 Bài 53: Protein
Protein là những hợp chất hữu cơ có vai trò đặc biệt trong các quá trình sống. Vậy Protein có thành phần, cấu tạo và tính chất như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài giảng về Protein
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Trạng thái tự nhiên
1.2. Thành phần và cấu tạo phân tử
a) Thành phần
Chủ yếu là cacbon, hidro, oxi, nitơ và một lượng nhỏ S, P, kim loại…
b) Cấu tạo phân tử
Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một “ mắt xích” trong phân tử protein .
1.3. Tính chất
a) Phản ứng thủy phân
Protein + Nước \(\xrightarrow[Axit/Bazo]{t^{0}}\) Hỗn hợp amino axit
b) Sự phân hủy bởi nhiệt
Trong tóc có thành phần chính là Protein nên Khi đun nóng mạnh và không có nước , Protein bị phân hủy tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét.
c) Sự đông tụ
⇒ Một số Protein tan được trong nước, tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào các dung dịch này thường xảy ra hiện tượng kết tủa Protein. Đây gọi là sự đông tụ Protein.
1.4. Ứng dụng
- Ứng dụng chính của Protein dùng để làm thức ăn.
- Ngoài ra, còn có những ứng dụng trong công nghiệp dệt (len, tơ tằm), da, mĩ nghệ (sừng, ngà).
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Xác định công thức phân tử
Khi phân tích chất X được tách ra từ sản phẩm thuỷ phân protein, người ta thấy khối lượng mol phân tử của X là 75 gam/mol.
Đốt cháy 1,5 gam X thấy tạo ra 1,76 gam CO2, 0,9 gam H2O và 0,28 gam N2.
a) Hãy xác định công thức phân tử của X.
b) Viết công thức cấu tạo của X.
Hướng dẫn giải
a) Khối lượng các chất sinh ra khi đốt cháy 1 mol X là:
mCO2 = 1,76/1,5 x 75 = 88g → trong 1 mol có mC = 88/44 x 12 = 24g
mH2O = 0,9x75/1,5 = 45g → mH = 45/18 x 2 = 5g
Trong 1 mol X có mN = 0,28/1,5 x 75 = 14g
Gọi công thức của X là CxHyOzNt
Ta có: 12x + y + 16z + 14t = 75
Vậy: 12x = 24 → x = 2
y = 5
14t = 14 → t = 1
Thay các giá trị của X, y, t vào ta được : 16z = 32 → z = 2.
Vậy công thức của X là C2H5O2N.
2.2. Dạng 2: Giải thích hiện tượng thực tế
Giải thích các hiện tượng sau :
a) Khi nấu canh cua thấy nổi lên các mảng gạch cua.
b) Khi giặt quần áo dệt từ tơ tằm hoặc len lông cừu không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm cao mà nên giặt bằng xà phòng trung tính.
Hướng dẫn giải
a) Do khi đun nóng các protein tan trong nước cua bị đông tụ.
b) Tơ tằm, lông cừu, len được cấu tạo từ protein, khi giặt bằng xà phòng có tính kiềm cao chúng dễ bị thuỷ phân làm quần áo mau hỏng.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Trong các loại lương thực, thực phẩm sau: gạo, kẹo, dầu lạc, trứng, loại nào
a) chứa nhiều chất béo nhất ?
b) chứa nhiều chất đường nhất ?
c) chứa nhiều chất bột nhất ?
d) chứa nhiều protein nhất ?
Câu 2: Có hai mảnh lụa bề ngoài giống nhau: Một được dệt từ sợi tơ tằm và một được dệt từ sợi bông. Cho biết cách đơn giản để phân biệt chúng.
Câu 3:
a) So sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần, cấu tạo phân tử của axit amino axetic (H2N – CH2 – COOH) với axit axetic.
b) Hai phân tử axit aminoaxetic kết hợp với nhau bằng cách tách – OH của nhóm – COOH và – H của nhóm – NH2. Hãy viết phương trình hóa học xảy ra.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chọn nhận xét đúng:
A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.
B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử aminoaxit giống nhau tạo nên.
C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại aminoaxit tạo nên.
D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit aminoaxetic tạo nên.
Câu 2: Trong thành phần cấu tạo phân tử của protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố
A. lưu huỳnh.
B. sắt.
C. clo.
D. nitơ.
Câu 3: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Chúng ta có thể
A. gia nhiệt để thực hiện phàn ứng đông tụ.
B. đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.
C. dùng quỳ tím .
D. dùng phản ứng thủy phân.
4. Kết luận
Sau bài học cần nắm các nội dung:
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân có xúc tác là axit, hoặc bazơ hoặc enzim,bị đông tụ khi có tác dụng của hóa chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân thủy khi đun nóng mạnh.
Tham khảo thêm
- doc Hoá học 9 Bài 44: Rượu etylic
- doc Hoá học 9 Bài 45: Axit axetic
- doc Hoá học 9 Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- doc Hoá học 9 Bài 47: Chất béo
- doc Hoá học 9 Bài 48: Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- doc Hoá học 9 Bài 49: Thực hành: Tính chất của rượu và axit
- doc Hoá học 9 Bài 50: Glucozơ
- doc Hoá học 9 Bài 51: Saccarozơ
- doc Hoá học 9 Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ
- doc Hoá học 9 Bài 54: Polime
- doc Hoá học 9 Bài 55: Thực hành: Tính chất của gluxit
- doc Hoá học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm