Công nghệ 7 Bài 50: Môi trường nuôi thủy sản
Cũng giống như các loài động vật khác thủy sản cũng có môi trường sống riêng của mình với các điều kiện khác nhau? Vậy môi trường nuôi thủy sản như thế nào là hợp lí. Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 50: Môi trường nuôi thủy sản Công nghệ 7 để trả lời các câu hỏi đó!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản
a. Có khả năng hoà tan rất lớn các chất vô cơ và hữu cơ
Bón phân hữu cơ và vô cơ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng để phát triển thức ăn tự nhiên cho tôm, cá. Nước ngọt có khả năng hoà tan hơn các chất hữu cơ và vô cơ hơn nước mặn.
b. Chế độ nhiệt của nước ổn định và điều hoà hơn trên cạn
Mùa hè nước mát, mùa đông ấm hơn.
c. Thành phần ôxi thấp hơn và cacbonic cao hơn trên cạn.
- Tỉ lệ thành phần oxi trong nước ít hơn 20 lần và tỉ lệ thành phần khí cacbonic nhiều hơn, nhất là trong các ao tù, nước đọng, …
- Các ao đó thường thiếu oxi và thừa cacbonic, vì vậy cần điều chỉnh tỉ lệ thành phần oxi để tạo môi trường sống thuân lợi cho tôm, cá.
1.2. Tính chất của vực nước nuôi thủy sản
a. Tính chất lí học: Nhiệt độ, màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước.
- Nhiệt độ:
+ Nguyên nhân chính là cường độ chiếu sáng của mặt trời
+ Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tiêu hóa, hô hấp và sinh sản của tôm cá.
+ Nhiệt độ giới hạn:
- Tôm : 25oC đến 350C
- Cá : 20oC đến 300C
- Độ trong:
- Là biểu thị mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước.
- Độ trong là tiêu chí đánh giá độ tốt, xấu của nước nuôi thủy sản.
- Dụng cụ đo độ trong là đĩa sếch xi.
- Màu nước:
- Nước nuôi thuỷ sản có nhiều màu khác nhau là do: hấp thụ khả và phản xạ ánh sáng, các chất mùn hoà tan, sinh vật phù du.
- Nước có ba màu chính: nõn chuối (vàng lục); tro đục, xanh đồng; màu đen, mùi thối.
- Sự chuyển động của nước
Có 3 hình thức chuyển động:
- Sóng
- Dòng chảy
- Đối lưu
b. Tính chất hoá học
- Các chất khí hoà tan:
- Khí oxi, cac-bo-nic.
- Phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, nồng độ muối …
- Các muối hoà tan: đạm nitorat (chứa gốc NO3-), sinh ra do sự phân huỷ các chất hữu cơ, phân bón và nước mưa đưa vào.
- Độ pH: ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật thuỷ sinh, chua quá hoặc kiềm quá làm cá không lớn được.
c. Tính chất sinh học
Trong các vùng nước nuôi thuỷ sản có rất nhiều sinh vật sống như thực vật thuỷ sinh (phù du và thực vật đáy), động vật phù du và động vật đáy.
1.3. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao
a. Cải tạo nước ao
- Trồng cây chắn gió.
- Cắt bỏ các thực vật thuỷ sinh lúc cây còn non hạn chế sự phát triển hoặc diệt bọ.
- Dùng dầu hoả hoặc thuốc thảo mộc diệt vi sinh vật, thực vật thuỷ sinh, động vật thuỷ sinh có hại đối với vật nuôi thuỷ sản.
b. Cải tạo đáy ao
Tuỳ từng loại đất có biện pháp phù hợp khác nhau.
2. Luyện tập
Câu 1: Nhiệt độ được tạo ra trong ao chủ yếu là do nguồn nào?
Gợi ý trả lời
Nguồn nhiệt được tạo ra trong ao do:
- Ánh sáng mặt trời.
- Sự phân hủy mùn bã hữu cơ ở đáy ao.
Câu 2: Có mấy đặc điểm của nước nuôi thủy sản?
Gợi ý trả lời
Có 3 đặc điểm của nước nuôi thủy sản:
- Khả năng hòa tan chất vô cơ và hữu cơ
- Khả năng điều hòa chế độ nhiệt
- Thành phần oxi thấp và cacbonic cao
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản.
- Trình bày được một số tính chất của nước nuôi thủy sản.
- Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 7 Bài 49: Vai trò nhiệm vụ của nuôi thủy sản
- doc Công nghệ 7 Bài 51: Thực hành: Xác định độ nhiệt, độ trong và độ pH của nước nuôi thủy sản
- doc Công nghệ 7 Bài 52: Thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá)
- doc Công nghệ 7 Bài 53: Thực hành: Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá)