Toán 7 Chương 1 Bài 5: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song

Elib đã biên soạn và tổng hợp để giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song. Bài giảng giúp các em nắm vững lý thuyết bài học, kèm theo đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em hiểu bài hơn. Mời các em cùng theo dõi.

Toán 7 Chương 1 Bài 5: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song

1. Lý Thuyết

1.1. Tiên đề Ơ-clit

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Ví dụ: Hình vẽ trên: Qua một điểm M ở ngoài đường thẳng a chỉ có một đường thẳng b song song với đường thẳng a.

1.2. Tính chất của hai đường thẳng song song

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

  • Hai góc so le trong bằng nhau.
  • Hai góc đồng vị bằng nhau.
  • Hai góc trong cùng phía bù nhau.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Hai đường thẳng x’x và y’y song song với nhau bị cắt bởi một một cát tuyến tại 2 điểm A và B. Gọi At là tia phân giác của \(\widehat {xAB}.\)

a. Tia At có cắt đường thẳng y’y hay không? Vì sao?

b. Cho \(\widehat {xAB} = {80^0}.\) Tính \(\widehat {ACB}.\)

Hướng dẫn giải

a. Giả sử ta At không cắt y’y

Suy ra AC//y’y. Theo tiên đề Ơclit thì AC trùng với x’x. Điều này vô lý vì vậy tia At phải cắt y’y tại C.

b. Ta có:

\(\widehat {xAt} = \frac{1}{2}\widehat {xAB} = \frac{1}{2}{.80^0} = {40^0}\) (At là tia phân giác của \(\widehat {xAB}\)).

mà \(\widehat {xAt} = \widehat {ACB}\) (so le trong)

Vậy \(\widehat {ACB} = {40^0}.\)

Câu 2: Cho hình bên, biết \(\widehat A = {50^0}\) và \(\widehat B = {140^0}\), Ax // By’. Chứng minh rằng \(\widehat {AOB} = {90^0}.\)

Hướng dẫn giải

 

Kẻ qua O qua đường thẳng Oz // Ax, ta có: \(\widehat {AOz} = \widehat {xAO} = 50{}^0\)(góc so le trong)

Lại có: \(\widehat {OBy} = {150^0}\)
\( \Rightarrow \widehat {OBy} = {180^0} - {140^0} = {40^0}\)
\(Oz//Ax \Rightarrow Oz//By\)

\( \Rightarrow \widehat {BOz'} = \widehat {OBy} = {40^0}\) (góc so le trong)

Do đó: \(\widehat {AOz} = \widehat {z'OB} = {50^0} + {40^0} = {90^0}\) hay \(\widehat {AOB} = {90^0}.\)

Câu 3: Cho hình bên, biết Ax // By. Chứng minh rằng \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = {360^0}.\)

Hướng dẫn giải

Kẻ qua C đường thẳng Cz // Ax ta có:

\(\widehat A + \widehat {ACz} = {180^0}\) (góc trong cùng phía bù nhau)

Lại có: \(Cz//Ax \Rightarrow Cz//By \Rightarrow \widehat B + \widehat {zCB} = {180^0}\) (góc trong cùng phía bù nhau)

\( \Rightarrow \widehat A + \widehat B + \widehat {ACz} + \widehat {zCB} = {360^0}\,\,\,\,hay\,\,\,\,\,\widehat A + \widehat B + \widehat C = {360^0}.\)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Cho góc xOy có số đo bằng \({30^0}\). Một điểm A thuộc Ox. Qua A dựng tia A’y // Oy và nằm trong góc xOy.

a. Tính OAy’.

b. Gọi Ot và At’ theo thứ tự là các tia phân giác của các góc xOy và xAy’. Chứng tỏ rằng Ot//At’.

Câu 2: Cho \(xOy = {120^0}\) và \(Ot\) là tia phân giác của góc đó. Trên tia Oy lấy điểm A, qua A vẽ đường thẳng At’ // Ot.

a. Tính góc yAt’

b. Từ A dựng đường thẳng Ax’ song song với Ox. So sánh hai góc t’Ax’ và tOx.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tìm câu trả lơi sai. Nếu a // b thì: 

A. \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{B_2}}\)

B. \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{B_1}}\)

C. \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{B_3}} = {180^o}\)

D. \(\widehat {{A_4}} + \widehat {{B_4}} = {180^o}\)

Câu 2: Cho hình vẽ, biết AB // CD 

Tính số đo \(\widehat A,\widehat B\)

A. \(\widehat A = {105^o},\,\,\widehat B = {130^o}\)

B. \(\widehat A = {115^o},\,\,\widehat B = {130^o}\)

C. \(\widehat A = {115^o},\,\,\widehat B = {150^o}\)

D. \(\widehat A = {135^o},\,\,\widehat B = {115^o}\)

Câu 3: Cho hình vẽ, biết a // b. 

Số đo của góc AOB là:

A. 50o

B. 70o

C. 90o

D. 120o

Câu 4: Cho hình vẽ sau, biết x // y và \(\widehat {{M_1}} = {55^o}\). Tính số đo \(\widehat {{N_1}}\)

A. 55o

B. 35o

C. 60o

D. 125o

4. Kết luận 

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nắm được tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song.

  • Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM