Toán 8 Chương 4 Bài 5: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

Với bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm chủ nội dung bài học

Toán 8 Chương 4 Bài 5: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhắc lại về giá trị tuyệt đối

Giá trị tuyệt đối của số \(a\), kí hiệu là \(|a|\) được định nghĩa như sau:

\(|a| = a\) khi \(a ≥ 0\)

\(|a| = -a\) khi \(a < 0\)

1.2. Giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

  • Bước 1: Áp dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối để loại bỏ dấu giá trị tuyệt đối
  • Bước 2: Giải các phương trình không có dấu giá trị tuyệt đối
  • Bước 3: Chọn nghiệm thích hợp trong từng trường hợp đang xét
  • Bước 4: Kết luận nghiệm.

2. Bài tập minh hoạ

2.1. Bài tập 1

Rút gọn các biểu thức:

a) \(C = |-3x| + 7x - 4\) khi \(x ≤ 0\);

b) \(D = 5 - 4x + |x - 6|\) khi \(x < 6\).

Hướng dẫn giải

a) \(x ≤ 0\) nên \(– 3x ≥ 0 ⇒ |-3x| = -3x\)

Vậy \(C = |-3x| + 7x - 4 \)\(\,= -3x + 7x - 4 = 4x - 4\)

b) \(x < 6\) nên \(x – 6 < 0\) \(⇒ |x - 6| = -(x - 6) = 6 - x\)

Vậy \(D = 5 - 4x + |x - 6| \)\(\,= 5 - 4x + 6 - x = 11 - 5x\).

2.2. Bài tập 2

Giải các phương trình:

a) \(|x + 5| = 3x + 1\);

b) \(|-5x| = 2x + 21\).

Hướng dẫn giải

a) Với \(x ≥ -5\) thì \(x + 5 ≥ 0\) nên \(|x + 5| = x + 5\)

Khi đó: \(|x + 5| = 3x + 1\)

\(\Rightarrow x + 5 = 3x + 1 \)

\( \Leftrightarrow x - 3x = 1 - 5\)

\(⇔ -2x = -4 \)

\( \Leftrightarrow x = \left( { - 4} \right):\left( { - 2} \right)\)

\(⇔ x = 2\) (thỏa mãn điều kiện \(x ≥ -5\))

Với \(x < -5\) thì \(x + 5 < 0\) nên \(|x + 5| = - (x + 5) = - x - 5\)

Khi đó: \(|x + 5| = 3x + 1\)

\( \Rightarrow -x - 5 = 3x + 1\)

\( \Leftrightarrow  - x - 3x = 1 + 5\)

\(⇔ -4x = 6 \)

\( \Leftrightarrow x = 6:\left( { - 4} \right)\)

\(⇔ x = \dfrac{{ - 3}}{2}\)  (không thỏa mãn điều kiện \(x < -5\))

Vậy tập nghiệm của phương trình \(|x + 5| = 3x + 1\) là \(S = \{2\}\)

b) Với \(x ≥ 0\) thì \(- 5x ≤ 0\) nên \(|-5x| = -(-5x) = 5x\)

Khi đó: \(|-5x|= 2x + 21\)

Suy ra \( 5x = 2x + 21\)

\( \Leftrightarrow 5x - 2x = 21\)

\(⇔ 3x = 21 \)

\( \Leftrightarrow x = 21:3\)

\(⇔ x = 7\) (thỏa mãn điều kiện \(x ≥0\))

Với \(x < 0\) thì \(– 5x > 0\) nên \(|-5x| = -5x\)

Khi đó: \(|-5x|= 2x + 21 \)

Suy ra \( -5x = 2x + 21\)

\( \Leftrightarrow  - 5x - 2x = 21\)

\(⇔ -7x = 21\)

\( \Leftrightarrow x = 21:\left( { - 7} \right)\)

\(⇔ x = -3\) (thỏa mãn điều kiện \(x < 0\))

Vậy tập nghiệm của phương trình \(|-5x|= 2x + 21\) là \(S = \{7;-3\}\)

2.3. Bài tập 3

Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn biểu thức: \(A = 3x + 2 + |5x| \) trong hai trường hợp: \(x ≥ 0\) và \(x < 0\)

Hướng dẫn giải

\(A = 3x + 2 + |5x| \) 

- Khi \(x ≥ 0\) ta có \(5x ≥ 0\) nên \(|5x| =5x\).

Do đó  \(A = 3x + 2 + 5x = 8x + 2  \)  khi \(x ≥ 0\).

- Khi \(x < 0\) ta có \(5x < 0\) nên \(|5x| = -5x\).

Do đó  \(A = 3x + 2 - 5x = -2x + 2  \)  khi \(x <0\).

Vậy \(A = 8x + 2  \) khi \(x ≥ 0\);

 \(A = -2x + 2\) khi \(x < 0\).

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Giải các phương trình

a) \(\left| {0,5x} \right| = 3 - 2x\)

b) \(\left| { - 2x} \right| = 3x + 4\)

c) \(\left| {5x} \right| = x - 12\)

Câu 2: Giải các phương trình

a) \(\left| {9 + x} \right| = 2x\)

b) \(\left| {x - 1} \right| = 3x + 2\)

c) \(\left| {x + 6} \right| = 2x + 9\)

Câu 3: Giải các phương trình:

a) \(\left| {5x} \right| - 3x - 2 = 0;\)

b) \(x - 5x + \left| { - 2x} \right| - 3 = 0;\)

c) \(\left| {3 - x} \right| + {x^2} - \left( {4 + x} \right)x = 0;\)

Câu 4: Giải các phương trình :

a) \(\left| {x - 5} \right| = 3\)

b) \(\left| {x + 6} \right| = 1\)

c) \(\left| {2x - 5} \right| = 4\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Kết quả nào sau đây sai:

A. \(|\pm 1|=1\)

B. \(|-x^{2}|=x^{2}\)

C. \(|x|=x\)

D. \(|x^{2}+2|=x^{2}+2\)

Câu 2: Kết quả nào sau đây sai:

A. |1,75|=1,75

B. \(|\pm \frac{3}{4}|=\pm \frac{3}{4}\)

C. \(|-\sqrt{3}|= \sqrt{3}\)

D. |0|=0

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng 

Cho Q=|-3x|+2x khi \(x \neq 0\) thì:

A. Q=-5+x

B. Q=-1+2x

C. Q=5x

D. Q=-x

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng.

Cho K=|-2004x|+2003x khi x<0 thì:

A. K=x

B. K=-4007x

C. K=4006x

D. K=-x

Câu 5: Tập nghiệm của phương trình |x-8|=2x+5 là:

A. {-1}

B. {1;-13}

C. {1}

D. {1;13}

4. Kết luận

Qua bài học này, các em nắm được một số nội dung chính như sau:

  • Nhận biết cách bỏ dấu giá trị tuyệt đối ở biểu thức dạng và dạng
  • Giải được một số phương trình dạng = cx + d và dạng = cx + d.
Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM