Giải bài tập VBT Toán 5 Bài 5: Phân số thập phân

Mời các em học sinh lớp 5 cùng tham khảo nội dung giải bài tập VBT bài Phân số thập phân trang 7 dưới đây. Bài gồm có 4 bài tập được eLib sưu tầm và tổng hợp. Với nội dung chi tiết, rõ ràng giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học và vận dụng vào giải các bài tập tương tự. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy của quý thầy cô và học tập của các em học sinh.

Giải bài tập VBT Toán 5 Bài 5: Phân số thập phân

1. Giải bài 1 trang 7 VBT Toán 5 tập 1

Viết cách đọc các số thập phân (theo mẫu) :

a) \(\displaystyle {5 \over {10}}\) : năm phần mười

\(\displaystyle {{75} \over {100}}\): bảy mươi lăm phần trăm

\(\displaystyle {{17} \over {10}}\) : ........................................

\(\displaystyle {{85} \over {100}}\) : ......................................

b) \(\displaystyle {{257} \over {1000}}\): hai trăm năm mươi bảy phần nghìn

\(\displaystyle {{804} \over {1000}}\): .................................................

c) \(\displaystyle {{9675} \over {1000000}}\): chín nghìn sáu trăm bảy mươi lăm phần triệu

\(\displaystyle {{1954} \over {1000000}}\): ...........................................

Phương pháp giải

Để đọc phân số, ta đọc tử số, đọc "phần" rồi sau đó đọc mẫu số.

Hướng dẫn giải

a) \(\displaystyle {5 \over {10}}\): năm phần mười.                             

\(\displaystyle {{75} \over {100}}\): bảy mươi lăm phần trăm.

\(\displaystyle {{17} \over {10}}\): mười bảy phần mười.

\(\displaystyle {{85} \over {100}}\): tám mươi lăm phần trăm.

b) \(\displaystyle {{257} \over {1000}}\): hai trăm năm mươi bảy phần nghìn.

\(\displaystyle {{804} \over {1000}}\): tám trăm linh bốn phần nghìn.

c) \(\displaystyle {{9675} \over {1000000}}\): chín nghìn sáu trăm bảy mươi lăm phần triệu.

\(\displaystyle {{1954} \over {1000000}}\): một nghìn chín trăm năm mươi tư phần triệu.

2. Giải bài 2 trang 7 VBT Toán 5 tập 1

Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :

Chín phần mười : .......................                   Hai mươi lăm phần trăm : ..............

Bốn trăm phần nghìn : ...............                   Năm phần triệu : ...........................

Phương pháp giải

Dựa vào cách đọc phân số để viết các phân số tương ứng : phần bên trái "phần" chỉ tử số và phần bên phải "phần" chỉ mẫu số 

Hướng dẫn giải

Chín phần mười: \(\displaystyle {9 \over {10}}\)

Hai mươi lăm phần trăm: \(\displaystyle {{25} \over {100}}\)

Bốn trăm phần nghìn: \(\displaystyle {{400} \over {1000}}\)

Năm phần triệu: \(\displaystyle {5 \over {1000000}}\)

3. Giải bài 3 trang 7 VBT Toán 5 tập 1

Khoanh vào phân số thập phân : 

\(\displaystyle {5 \over 6};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{10} \over 7};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{3 \over {100}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{4 \over {10}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\) \( \displaystyle {{87} \over {200}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{1 \over {1000}}\)

Phương pháp giải

Phân số thập phân là các phân số có mẫu số là \(10\,;\; 100\,;\; 1000; ...\)

Hướng dẫn giải

Ta khoanh tròn vào các phân số thập phân sau: 

\(\displaystyle {3 \over {100}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{4 \over {10}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{1 \over {1000}}\)

4. Giải bài 4 trang 7 VBT Toán 5 tập 1

Chuyển phân số thành phân số thập phân (theo mẫu) : 

a) \(\displaystyle {3 \over 5} = {{3 \times 2} \over{5 \times 2}} = {6 \over {10}}\)

b) \(\displaystyle {9 \over {25}} = {{9 \times ...} \over {25 \times ...}} = { \over {100}}\)

c) \(\displaystyle {{11} \over {25}} = ........= ..........\)

d) \(\displaystyle {3 \over {125}} = ........ = ..........\)

e) \(\displaystyle {{81} \over {900}} = {{81:\;...} \over {900:\;...}} = { \over {100}}\)

g) \(\displaystyle {{28} \over {700}} = ........ = .........\)

Phương pháp giải

Áp dụng tính chất cơ bản của phân số:

- Nếu nhân cả tử và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Hướng dẫn giải

a) \(\displaystyle {3 \over 5} = {{3 \times 2} \over {5 \times 2}} = {6 \over {10}}\)

b) \(\displaystyle {9 \over {25}} = {{9 \times 4} \over {25 \times 4}} = {{36} \over {100}}\)

c) \(\displaystyle {{11} \over {25}} = {{11 \times 4} \over {25 \times 4}} = {{44} \over {100}}\)

d) \(\displaystyle {3 \over {125}} = {{3 \times 8} \over {125 \times 8}} = {{24} \over {1000}}\)

e) \(\displaystyle {{81} \over {900}} = {{81:9} \over {900:9}} = {9 \over {100}}\)

g) \(\displaystyle {{28} \over {700}} = {{28:7} \over {700:7}} = {4 \over {100}}\)

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM