Lý 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
Việc sử dụng vi mạch trong các máy ảnh đã cho ra đời loại máy ảnh rất hiện đại là máy ảnh kỹ thuật số. Nhưng dù hiện đại đến đâu cũng không thể thiếu một bộ phận quang học rất quan trọng, đó là vật kính. Vậy Vật kính là gì? Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu tạo của máy ảnh
- Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh một vật mà ta muốn chụp trên một phim.
- Hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối. Vật kính là một thấu kính hội tụ, trong buồng tối có lắp phim (đóng vai trò là màn) để thu ảnh của vật trên đó.
- Trong các máy ảnh kĩ thuật số hiện nay, tấm cảm biến thay cho phim, lưu hình ảnh vào các thẻ nhớ trong máy.
1.2. Ảnh của một vật trên phim
Ảnh của vật trên phim luôn là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
1.3. Phương pháp giải
a) Cách vẽ ảnh của một vật trên phim:
Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ nên cách vẽ ảnh cũng giống như vẻ ảnh của thấu kính hội tụ
b) Cách xác định khoảng cách từ vật kính đến phim (từ thấu kính đến ảnh) hay từ vật đến vật kính hay tiêu cự của vật kính:
- Ta có thể tiến hành các bước sau:
-
Vẽ ảnh của vật qua máy ảnh.
-
Dựa vào tính chất của tam giác đồng dạng để tính khoảng cách từ vật kính đến phim.
-
Dựa vào công thức của thấu kính để tính khoảng cách từ vật kính đến phim. Lưu ý nếu dựa vào công thức của thấu kính thì f và d’ luôn mang dấu (+) vì ảnh luôn là ảnh thật.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Vẽ ảnh của vật qua máy ảnh
Vẽ ảnh của vật AB đặt vuông góc trục chính của vật kính, O là quang tâm, PQ là vị trí đặt phim, khoảng cách từ vật đến vật kính là 2 m, từ phim đến vật kính là 5 cm. Hình vẽ không cần đúng tỉ lệ.
Hướng dẫn giải
Ảnh của vật AB được vẽ cụ thể như hình sau:
Vẽ ảnh của vật AB cụ thể là:
Kẻ tia sáng từ B qua quang tâm O truyền thẳng tới cắt phim PQ tại ảnh B’ của B.
Từ B kẻ tia tới BI song song với trục chính tia ló IB’. Tia ló này cắt trục chính tại tiêu điểm F.
Hạ B’ vuông góc với trục chính thì A’B’ là ảnh của AB tạo bởi vật kính.
2.2. Dạng 2: Tìm chiều cao của người trước máy ảnh
Một người cao 1,6 m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3 m. Phim cách vật kính 6 m. Hỏi người ấy trên phim cao bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Giả sử người là AB, ảnh của người trên phim là A’B’, vật kính máy ảnh đặt tại O. Ta có: AO = 3m = 300cm; A’O = 6cm; AB = 1,6m = 160cm.
Ta có:
\( \Delta O A^{\prime} B^{\prime} \sim \Delta O A B \Rightarrow \frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{O A^{\prime}}{O A} \)
\( \Rightarrow A^{\prime} B^{\prime}=\frac{A B . O A^{\prime}}{O A}=\frac{160.6}{300}=3,2 \mathrm{cm} \)
Vậy: người ấy trên màn hứng ảnh cao 3,2 cm.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Người ta dùng máy ảnh để chụp ảnh một bức tranh cao 0,5m và đặt cách máy 1,5m. Người ta thu được ảnh trên phim cao 2,4 cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là bao nhiêu?
Câu 2: Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 3,6m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2,5cm và cách vật kính 12 cm. Chiều cao của vật AB là bao nhiêu?
Câu 3: Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5cm để chụp ảnh một người đứng cách máy 3m
a) Vẽ ảnh của người đó trên phim.
b) Xác định khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.
Câu 4: Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 4m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2 cm và cách vật kính 10 cm. Tính:
a) Chiều cao của vật AB.
b) Tỉ số kích thước ảnh so với kích thước của vật.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để
A. thay đổi tiêu cự của ống kính.
B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.
C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.
D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.
Câu 2: Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí:
A. nằm sát vật kính
B. nằm trên vật kính
C. nằm trên phim
D. nằm sau phim
Câu 3: Vật kính của máy ảnh sử dụng:
A. thấu kính hội tụ
B. thấu kính phân kì
C. gương phẳng
D. gương cầu
Câu 4: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
4. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Sự tạo ảnh trong máy ảnh cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
- Nắm được cấu tạo của máy ảnh
- Biết được cách tạo ảnh của một vật trên phim
Tham khảo thêm
- doc Lý 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- doc Lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
- doc Lý 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
- doc Lý 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- doc Lý 9 Bài 46: Thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 48: Mắt
- doc Lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
- doc Lý 9 Bài 50: Kính lúp
- doc Lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học
- doc Lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- doc Lý 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- doc Lý 9 Bài 57: Thực hành Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD
- doc Lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III Quang Học