Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
Cùng eLib tìm hiểu cấu tạo trong của Thỏ để giải thích vì sao thú là lớp tiến hóa nhất thông qua các kiến thức như: trình bày đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan tới sự di chuyển của thỏ; vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan sinh dưỡng, chứng minh bộ não thỏ tiến hoá hơn não của các lớp động vật khác.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Bộ xương và hệ cơ
a. Bộ xương
- Bộ xương gồm nhiều xương khớp với nhau để nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động.
- Bộ xương gồm:
- Xương đầu, xương thân, xương chi
- Có 7 đốt sống cổ
- Chức năng: giúp nâng đỡ và bảo vệ cơ thể
* So sánh bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn
- Giống nhau:
+ Xương đầu
+ Xương thân
+ Xương chi:
- Xương vai, xương chi trước
- Đai hông, xương chi sau
- Khác nhau:
+ Bộ xương thằn lằn:
- Đốt sống cổ: 8 đốt
- Xương sườn nhiều
- Các chi nằm ngang (bò sát)
+ Bộ xương thỏ:
- Đốt sống cổ: 7 đốt
- Xương sườn kết hợp với các đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực.
- Các chi thẳng góc nâng cơ thể lên cao
b. Hệ cơ
- Cơ vận động cột sống và cơ chi sau phát triển nhất, do liên quan đến vận động của cơ thể.
- Xuất hiện cơ hoành. Giúp thông khí ở phổi.
1.2. Các cơ quan dinh dưỡng
a. Tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của thỏ gồm các bộ phận giống như những động vật có xương sống ở cạn, nhưng có biến đổi thích nghi với đời sống “gặm nhấm” cây cỏ và củ… thể hiện ở:
- Răng cửa cong sắc như lưỡi bào và thường xuyên mọc dài, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền
- Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hóa xenlulôzơ
b. Tuần hoàn và hô hấp
A. Vòng tuần hoàn nhỏ; B. Vòng tuần hoàn lớn
1. Tim; 2. Các mạch; 3. Hệ mao mạch phổi; 4. Hệ mao mạch ở các cơ quan
- Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn ở thỏ gồm tim 4 ngăn cùng với 2 hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đổi chất mạnh ở thỏ. Thỏ là động vật hằng nhiệt
- Hệ hô hấp
- Hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi. Phổi lớn gồm nhiều túi phổi (phế nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng.
- Sự thông khí ở phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.
c. Bài tiết
- Hệ bài tiết gồm đôi thận sau có cấu tạo tiến bộ nhất trong các động vật có xương sống.
1.3. Thần kinh và giác quan
thằn lằn (A) và thỏ (B)
Bộ não thỏ phát triển hơn hẳn các lớp động vật khác:
- Đại não phát triển che lấp các phần khác.
- Tiểu não lớn, nhiều nếp gấp liên quan tới các cử động phức tạp.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Bộ phận nào của não thỏ phát triển hơn não của bò sát?
Hướng dẫn giải
Bán cầu đại não lớn hơn, tiểu não có nhiều nếp nhăn.
Câu 2: Các bộ phận phát triển đó có ý nghĩa gì trong đời sống của thỏ?
Hướng dẫn giải
- Bán cầu não phát triển là trung tâm hình thành và lưu giữ các phản xạ có điều kiện. Vì vậy thỏ có tập tính phong phú hơn các động vật có xương sống khác.
- Tiểu não lớn có nhiều nếp nhăn giúp cho thỏ phối hợp, điều hòa các cử động phức tạp.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa bộ xương thằn lằn và xương thỏ?
Câu 2: Nêu các đặc điểm giác quan của thỏ?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cấu tạo trong của thỏ là
a. Da, hệ cơ quan dinh dưỡng
b. Bộ xương – hệ cơ, các cơ quan dinh dưỡng
c. Các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan
d. Da, bộ xương và hệ cơ, các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan
Câu 2: Đặc điểm cơ thể nào của thỏ tiến hóa hơn so với ở thằn lằn?
a. Có bộ xương cơ thể
b. Có cơ hoành
c. Hô hấp bằng phổi
d. Thận sau
Câu 3: Hệ tuần hoàn của thỏ
a. Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn
b. Tim 2 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn
c. Tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn
d. Tim 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn
Câu 4: Thỏ có bao nhiêu đốt sống cổ
a. 3
b. 5
c. 7
d. 10
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan tới sự di chuyển của thỏ.
- Vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan sinh dưỡng.
- Chứng minh bộ não thỏ tiến hoá hơn não của các lớp động vật khác.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 31: Cá chép
- doc Sinh học 7 Bài 32: Thực hành Mổ cá
- doc Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- doc Sinh học 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- doc Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng
- doc Sinh học 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
- doc Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- doc Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- doc Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- doc Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- doc Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- doc Sinh học 7 Bài 45: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
- doc Sinh học 7 Bài 46: Thỏ
- doc Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- doc Sinh học 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
- doc Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- doc Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- doc Sinh học 7 Bài 52: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú