Hoá học 11 Bài 47: Bài thực hành 6 Tính chất của anđehit và axit cacboxylic
Nội dung bài học là phần tiến hành một số thí nghiệm về tính chất hóa học của Anđehit fomic, axit axetic và cung cấp nhiều hiểu biết về kĩ năng tiến hành thí nghiệm.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục đích thí nghiệm
- Học sinh tiến hành được một số thí nghiệm về tính chất hóa học của Anđehit fomic, axit axetic
- Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm.
1.2. Kỹ năng thí nghiệm
Khi tiến hành phản ứng tráng bạc phải dùng ống nghiệm sạch, khi cho andehit vào ống nghiệm cần đun nóng nhẹ (k đun sôi), không lắc, để yên ống nghiệm trên giá, vài phút sau sẽ có lớp bạc óng ánh trên thành ống nghiệm.
1.3. Cơ sở lý thuyết
a. Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
HCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O→ HCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
b. Thí nghiệm 2: Phản ứng của Axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat
CH3COOH↔ CH3COO- + H+
2CH3COOH + Na2CO3→2CH3COONa + CO2 + H2O
1.4. Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất
a. Dụng cụ thí nghiệm
Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh 100ml, đũa thủy tinh, đèn cồn, giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm.
b. Hóa chất
Andehit fomic, axit axetic đặc, H2SO4 đặc, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3, dung dịch Na2CO3 đặc, dung dịch NaCl bão hòa, giấy quỳ.
1.5. Các bước tiến hành thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
- Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ.
- Cho từ từ từng giọt NH3 2M đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.
- Nhỏ 3-5 giọt dung dịch andehit fomic vào ống nghiệm trên và đung nóng nhẹ trong vài phút (60-70oC).
Quan sát sự biến đổi màu sắc trên thành ống nghiệm và giải thích hiện tượng.
b. Thí nghiệm 2: Phản ứng của axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat
Axit axetic + quỳ tím
- Nhúng đầu đũa thủy tinh vào dung dịch Axit axetic 10%
- Chấm đầu đũa thủy tinh trên vào giấy quỳ tím và quan sát màu của giấy quỳ tím
Axit axetic + dung dịch Na2CO3
- Rót 1-2ml dung dịch axit axetic đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1-2ml dung dịch Na2CO3 đặc.
- Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm
Quan sát hiện tượng, giải thích và viết PTHH.
2. Báo cáo thực hành
2.1. Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
Hiện tượng - Giải thích
Nhỏ từ từ từng giọt NH3 2M vào ống nghiệm chứa AgNO3 thì xuất hiện kết tủa và kết tủa tan dần khi NH3 dư
PTHH: AgNO3 + NH3 + H2O → AgOH↓ + NH4NO3
AgOH + 2NH3 → [Ag(NH3)2](OH)
Khi cho HCHO vào ống nghiệm trên và đun nóng thì thấy xuất hiện kết tủa đen bên trong dung dịch và ở thành ống nghiệm sáng như gương.
PTHH: HCHO + [Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + Ag↓ + H2O + NH3
2.2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của Axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat
a) Phản ứng của Axit axetic với quỳ tím
Hiện tượng: Giấy quỳ hóa hồng
Giải thích: Giấy quỳ hóa hồng do trong nước axit axetic phân li tạo ra ion H+ có tính axit.
CH3COOH ↔ CH3COO- + H+
b) Phản ứng của Axit axetic với Natri cacbonat
Hiện tượng: Trong ống nghiệm xuất hiện khí không màu, khi đưa que diêm đang cháy vào thì que diêm tắt.
Giải thích: Do phản ứng 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O tạo khí CO2 không màu, không duy trì sự cháy.
3. Luyện tập
Câu 1: Cách nào sau đây có thể phân biệt ba chất lỏng nguyên chất riêng biệt: CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH?
A. Dùng quỳ tím, sau đó dùng NaOH.
B. Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 rồi sau đó dùng quỳ tím.
C. Dùng Na sau đó dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.
D. Dùng dung dịch AgNO3, sau đó dùng Na.
Câu 2: Để phân biệt 4 lọ chưa fomalin, dung dịch axit fomic, dung dịch axit axetic, dung dịch grixerol thì có thể dùng cách nào sau đây?
A. Dùng quỳ tím sau đó dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 sau đó dùng Na.
C. Dùng quỳ tím, sau đó dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.
D. Dùng quỳ tím sau đó dùng Na.
Câu 3: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của phản ứng este hóa?
A. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng este hóa có hiệu suất tối đa là 66,67%.
C. Phản ứng este hóa là phản ứng bất thuận nghịch.
D. Phản ứng este hóa có xúc tác là axit.
Câu 4: Biện pháp nào dưới đây không làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp etyl axetat từ phản ứng giữa ancol etylic và axit axetic.
A. Dùng dư axit hoặc ancol.
B. Dùng H2SO4 đặc hấp thụ nước.
C. Chưng cất đuổi este.
D. Tăng áp suất chung của hệ.
Câu 5: Cho các chất: NaOH (1), CuS (2), CaCO3 (3), KCl (4), CuO (5), Cu(OH)2 (6), CH3CH2OH (7). Những chất tác dụng được với CH3COOH là
A. (1), (2), (4), (5), (7).
B. (2), (3), (4), (6), (7).
C. (1), (2), (3), (5), (6), (7).
D. (1), (3), (5), (6), (7).
4. Kết luận
Qua bài học các em nắm được:
- Tính chất hóa học cơ bản của anđehit và axit cacboxylic
- Nắm vững các kiến thức chương 9 môn Hóa học 11 thông qua bài thực hành
Tham khảo thêm
- doc Hoá học 11 Bài 44: Anđehit - Xeton
- doc Hoá học 11 Bài 45: Axit cacboxylic
- doc Hoá học 11 Bài 46: Luyện tập Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic