Sinh học 8 Bài 42: Vệ sinh da

Cơ thể chúng ta là một khối thống nhất, chúng ta phải bảo vệ tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có da, vậy khi da bẩn, bị xây xác sẽ có hại như thế nào, làm thế nào để bảo vệ và rèn luyện da khỏe mạnh, có những biện pháp nào để phòng chống các bệnh ngoài da, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay Bài 42: Vệ sinh da

Sinh học 8 Bài 42: Vệ sinh da

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bảo vệ da

- Da bẩn -> Diệt 5% Vi khuẩn -> Bệnh da

- Vệ sinh cơ thể -> Da dạch -> Diệt 85% VK

- Da bị xây xát -> VK xâm nhập -> Bệnh viêm da

Bệnh viêm da

=> Chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể mỗi ngày: thường xuyên tắm rửa, thay quần áo, giữ gìn vệ sinh da, tránh làm tổn thương (xây xát, bỏng,…), không nên nặn mụn

1.2. Rèn luyện da

- Cơ thể là một khối thống nhất, vì vậy rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ quan, trong đó có da.

- Các hình thức rèn luyện da:

  • Tắm nắng lúc 8 – 9 giờ

  • Tập chạy buổi sáng
  • Tham gia thể thao buổi chiều.

Rèn luyện sức khỏe

  • Xoa bóp.
  • Lao động chân tay vừa sức

- Các nguyên tắc rèn luyện da:

  • Phải rèn luyện từ từ nâng dần sức chịu đựng.
  • Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người.
  • Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.

1.3. Phòng chống bệnh ngoài da

- Để phòng bệnh:

  • Giữ vệ sinh cơ thể thường xuyên.

  • Tránh để da bị xây xát hoặc bị bỏng.
  • Vệ sinh nguồn nước, nơi ở và nơi công cộng.

- Để chữa bệnh:

  • Chữa trị kịp thời và đúng cách.
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Vì sao mùa đông da thường trắng hơn mùa hè?

A. Sắc tố da tạo ra ít

B. Da không bị cháy vì nắng

C. Lớp mỡ dưới da dày lên

D. Mạch máu co lại

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: A
  • Giải thích: Sắc tố da tạo ra để bảo vệ da khỏi ánh nắng gay gắt, khi điều kiện môi trường thay đổi chúng sẽ tự mất đi.

Bài 2: Cần làm gì khi bị bỏng da tay?

A. Rửa ngay dưới vỏi nước mát và sạch, bôi thuốc mỡ

B. Đút tay vào lỗ tai

C. Rửa tay bằng nước lạnh đã để trong tủ lạnh ngăn mát

D. Thổi bằng miệng

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: A
  • Giải thích: Sơ cứu bỏng cần làm mát nhanh vùng da bị thương và tránh tế bào mất nước (không được dùng nước lạnh để tránh bị sốc nhiệt ở da)

Bài 3: Vì sao dễ bị viêm ở những nơi vết thương lớn?

Hướng dẫn giải:

  • Trên bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn, khi có tổn thương lớn, các vi khuẩn này có cơ hội xâm nhập vào cơ thể với số lượng lớn, gây viêm.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở của biện pháp đó

Câu 2: Nếu da bị nấm cần làm gì?

Câu 3: Vì sao lâu không tắm sẽ cảm thấy ngứa ngáy?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao xuất hiện sẹo trên da?

A. Nhiễm trùng

B. Nọc độc của động vật gây ra

C. Tế bào da tăng sinh quá mức để lấp đầy phần da bị tổn thương

D. Tác dụng phụ của phản ứng trao đổi chất trong cơ thể

Câu 2: Các thụ quan nằm dưới da có chức năng cảm nhận kích thích từ ngoài môi trường. Trong đó có thụ quan cảm nhận tiếp xúc. Giải thích vì sao đầu ngón tay có cảm nhận tốt hơn khuỷu tay?

A. Do lớp mỡ ở khuỷu tay dày hơn

B. Do đầu ngón tay có nhiều thụ quan tiếp xúc hơn

C. Do khuỷu tay không có chức năng cảm nhận tiếp xúc

D. Do khuỷu tay không có thụ quan tiếp xúc

Câu 3: Vì sao không nên nặn trứng cá?

A. Trứng cá cũng có chức năng giữ nhiệt cho da

B. Trứng cá là một bộ phận cần thiết duy trì sự sống của tế bào da

C. Tạo ra những vết thương hở ở da

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Vì sao không nên tắm nước lạnh?

A. Khiến lỗ chân lông đóng lại

B. Ảnh hưởng hệ tuần hoàn bên trong

C. Tế bào da nhanh bị lão hóa

D. Mất cân bằng nhiệt bên trong cơ thể

Câu 5: Thói quen nào sau đây không tốt cho da?

A. Tắm nắng lúc 6-7h

B. Vận động để ra mồ hôi tích cực

C. Vệ sinh thân thể mỗi ngày

D. Uống ít nước

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm được các yêu cầu sau:

  • Biết cách bảo vệ da và rèn luyện da.
  • Trình bày được một số bệnh ngoài da, biểu hiện của bệnh và cách phòng chống.
Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM