Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Để hiểu được đặc điểm tự nhiên, của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Cũng như nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước, chúng ta cùng đến với bài “Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long” Địa lí 12.

Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các bộ phận hợp thành ĐBSCL

ĐBSCL gồm 13 tỉnh và thành phố là An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.

- Vị trí địa lí:

+ Bắc giáp ĐNB

+ Tây Bắc giáp Campuchia

+ Tây giáp vịnh Thái Lan

+ Đông giáp biển Đông

- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm:

+ Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu (thượng châu thổ và hạ châu thổ)

+ Phần nằm ngoài phạn vi tác động trực tiếp của 2 sông trên.

1.2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu

- Thế mạnh:

+ Đất: Có 3 nhóm:

  • Đất phù sa:
  • Đất phèn
  • Đất mặn
  • Các loại đất khác...

+ Khí hậu: Cận xích đạo, thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông nghiệp

+ Sông ngòi:

  • Chằng chịt
  • Thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt

+ Sinh vật:

  • Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn…
  • Động vật: cá và chim…

+ Tài nguyên biển: nhiều bãi cá, tôm…

+ Khoáng sản: đã vôi, than bùn,…

- Hạn chế:

+ Thiếu nước về mùa khô

+ Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước…

+ Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế…

1.3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Có nhiều ưu thế về tự nhiên

Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách:

  • Cần có nước ngọt để tháo chua rửa mặn vào mùa khô
  • Duy trì và bảo vệ rừng
  • Chuyển dịch cơ cấu nhằm phá thế độc canh
  • Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo
  • Chủ động sống chung với lũ

2. Luyện tập

Câu 1: Hãy kể tên 13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Gợi ý làm bài

13 tỉnh, thành phố ở đồng bằng Sông Cửu Long là: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.

Câu 2: Tài nguyên đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?

Gợi ý làm bài

- Thuận lợi của tài nguyên đất ở đồng bằng Sông Cửu Long:

Đồng bằng sông Cửu Long có 3 nhóm đất chính (phù sa, phèn, mặn) cùng với một số loại đất khác khiến cho vùng đa dạng về các loại cây trồng khác nhau. Trong đó, diện tích đất phù sa chiếm 1,2 triệu ha là điều kiện thuận lợi để vùng thâm canh cây lúa nước giúp vùng trở thành vựa lúa lớn nhất của cả nước.

- Khó khăn về tài nguyên đất đồng bằng Sông Cửu Long:

+ Nhóm đất mặn và đất phèn của vùng chiếm diện tích lớn.

+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

Câu 3: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?

Gợi ý làm bài

Đồng bằng sông cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước là do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha.

+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha, rất thích hợp để cây lúa phát triển.

+ Khí hậu thể hiện rõ tính chất cận xích đạo: tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 – 2700 giờ; chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25- 27°C; lượng mưa hằng năm lớn (1.300 – 2.000mm), thích hợp với cây lúa nước.

+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước cho sản xuất lúa.

- Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Dân số hơn 74,4 triệu người (năm 2006), nên có lao động dồi dào; người dân cần cù, có kinh nghiệm sản xuất lúa, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hoá.

+ Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải đường bộ, đường sông thuận lợi.

+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lúa rộng khắp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 4: Dựa vào hình 41.3, hãy so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa đồng bằng sông Cửu Long với đồng bằng sông Hồng?

Gợi ý làm bài

Dựa vào biểu đồ hình 41.3 ta thấy:

- Diện tích đất đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn diện tích đất đồng bằng sông Hồng.

- Việc sử dụng đất của hai vùng có sự khác nhau:

+ Đất SX nông nghiệp: Đồng bằng sông Hồng (51,2%) < Đồng bằng sông Cửu Long (63,4%)

+ Đất Lâm nghiệp: Đồng bằng sông Hồng (8,3%) < Đồng bằng sông Cửu Long (8,8%)

+ Đất chưa sử dụng: Đồng bằng sông Hồng (3,5%) > Đồng bằng sông Cửu Long (1,3%)

+ Đất chuyên dùng:  Đồng bằng sông Hồng (15,5%) > Đồng bằng sông Cửu Long (5,4%)

+ Đất ở: Đồng bằng sông Hồng (7,8%) > Đồng bằng sông Cửu Long (2,7%)

+ Đất khác: Đồng bằng sông Hồng (13,7%) < Đồng bằng sông Cửu Long (18,4%)

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long Địa lý 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. Hiểu được đặc điểm tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với phát triển kinh tế- xã hội của vùng.

- Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM