Sinh học 9 Bài 40: Ôn tập học phần Di Truyền và Biến Dị
Qua nội dung Bài 40: Ôn tập học phần Di Truyền và Biến Dị giúp các em được củng cố lại kiến thức đã học ở phần Di truyền và biến dị đồng thời sẽ được vận dụng để trả lời các câu hỏi bài tập của phần này.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tóm tắt các qui luật di truyền
1.2. Những biến đổi cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân, giảm phân
1.3. Bản chất của các quá trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh
1.4. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và Prôtêin
1.5. Các dạng đột biến
2. Bài tập minh họa
Hãy giải thích sơ đồ: ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng.
Hướng dẫn giải:
- Sơ đồ trên khái quát mối liên hệ giữa gen và tính trạng:
- gen (ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng.
- Mối liên hệ này cho thấy ADN làm khuôn mẫu tổng hợp mARN diễn ra ở trong nhân, mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở chất tế bào cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.
- Bản chất của mối quan hệ này chính là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN, trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc một của prôtêin, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hãy giải thích mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào?
Câu 2: Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó.
Câu 3: Sự hiểu biết về di truyền học tư vấn có tác dụng gì?
Câu 4: Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Để gây đột biến nhân tạo, có thể dùng các tác nhân vật lí là
A. các tia phóng xạ, tia tử ngoại.
B. các tia phóng xạ, sốc nhiệt.
C. các tia tử ngoại, sốc nhiệt.
D. các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt.
Câu 2: Tia phóng xạ có đặc điểm gì?
A. Có khả năng xuyên qua các mô, gây đột biến NST.
B. Không có khả năng xuyên sâu.
C. Có khả năng gây đột biến gen.
D. Được dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn.
Câu 3: Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trông có ý nghĩa gì?
A. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới.
B. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường.
C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao.
D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 4: Đặc điểm của thoái hóa do giao phối gần ở động vật là gì?
A. Các thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yếu.
B. Các thế hệ sau có khả năng sinh sản giảm.
C. Các thế hệ sau có thể bị dị tật bẩm sinh, chết non.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai?
A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng phát triển mạnh.
B. Cơ thể lai F1 có năng suất giảm.
C. Cơ thể lai F1 có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều hiện môi trường so với cơ thể mẹ.
D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày và phân tích được các kiến thức của phần Biến dị và di truyền.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập và giải thích những câu hỏi lý thuyết.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào
- doc Sinh học 9 Bài 32: Công nghệ gen
- doc Sinh học 9 Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
- doc Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
- doc Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai
- doc Sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
- doc Sinh học 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
- doc Sinh học 9 Bài 38: Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn
- doc Sinh học 9 Bài 39: Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng