Hoá học 11 Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Bài giảng đi sâu vào tìm hiểu và phân tích giúp học sinh hiểu được bản chất, điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li và viết được phương trình ion thu gọn của phản ứng.

Hoá học 11 Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa

Thí nghiệm 1: Na2SO4 + BaCl2

Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng quan sát được.

Video 1: Phản ứng của Na2SO4 và BaCl2

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng

- Giải thích: Do Na2SO4 và BaCl2 phản ứng tạo BaSO4 kết tủa màu trắng

- Phương trình phản ứng: Na2SO+ BaCl→ BaSO4 + 2NaCl  (1)

Nhận thấy Na2SO4 và BaClđều là những chất điện li mạnh nên phân li tạo thành 4 ion trong dung dịch. Trong đó kết hợp của ion Ba2+ và SO42- tạo kết tủa trắng BaSO4

Như vậy bản chất của phản ứng là: Ba2+ và SO42- → BaSO4   (2)

Phương trình (1) được gọi là phương trình phân tử.

Phương trình (2) được gọi là phương trình ion thu gọn

Cách chuyển phương trình phân tử thành phương trình ion rút gọn

- Bước 1: Chuyển tất cả chất vừa dễ tan vừa điện li mạnh thành ion, các chất kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử. PT ion đầy đủ:

2Na+ + SO42- + Ba2+ + 2Cl- → BaSO4 + 2Na+ + 2Cl-

- Bước 2: Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng:

SO42- + Ba2+ → BaSO4

Kết luận

Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

Điều kiện: Các ion kết hợp được với nhau tạo thành chất kết tủa (chất không tan hoặc ít tan)

1.2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu

Phản ứng tạo thành nước

Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng quan sát được.

Video 2: Phản ứng giữa NaOH và HCl

- Hiện tượng: Dung dịch bị mất màu hồng.

- Giải thích: Ban đầu trong cốc chứa NaOH. Khi thêm dung dịch Phenolphtalein vào môi trường bazơ thì dung dịch có màu hồng. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào cốc trung hòa hết lượng bazơ thì lúc này trong cốc là môi trường axit. Trong môi trường axit dung dịch phenolphtalein không màu.

- Phương trình ion đầy đủ: Na+ + OH- + H+ + Cl- → Na+ + Cl- + H2

- Phương trình ion thu gọn: OH- + H→ H2

Phản ứng tạo thành axit yếu

Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng quan sát được.

Video 3: Phản ứng của CH3COONa và HCl

- Hiện tượng: Dung dịch bị mất màu hồng, có mùi giấm chua.

- Giải thích: Dung dịch CH3COONa là dung dịch muối của bazơ mạnh và gốc axit yếu nên tạo môi trường bazơ. Nên khi nhỏ vài giọt dung dịch Phenolphtalein vào thì trong cốc xuất hiện màu hồng. Đến khi nhỏ dung dịch HCl vào, có phản ứng xảy ra là trung hòa hết lượng CH3COONa; cho đến dư lượng axit thì dung dịch bị mất màu hồng. Nguyên nhân là do trong môi trường axit, phenolphtalein không màu. Mùi giấm chua là mùi của sản phẩm tạo thành CH3COOH.

Phương trình phân tử: CH3COONa + HCl → CH3COOH + HCl  

Phương trình ion thu gọn: CH3COO+ H→ CH3COOH 

1.3. Phản ứng tạo chất khí

Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng quan sát được.

Video 4: Phản ứng của Na2CO3 và HCl

- Hiện tượng: Xuất hiện bọt khí không màu

- Giải thích: Khí không màu là khí CO2 sinh ra do phản ứng giữa Na2CO3 và HCl

- Phương trình phân tử: HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2   

- Phương trình ion thu gọn: H+ + CO32- → CO2 + H2O

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Phương trình ion rút gọn và các bài toán liên quan

Bài 1: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch:

a) KNO3 + NaCl   

b) NaOH + HNO3   

c) Mg(OH)2 + HCl

d) Fe2(SO4)3 + KOH   

e) FeS + HCl   

f) NaHCO3 + HCl

g) NaHCO3 + NaOH   

h) K2CO3 + NaCl   

i) CuSO4 + Na2S

Hướng dẫn giải

a. Không xảy ra

b. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

H+ + OH- → H2O

c. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O

Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + H2O

d. Fe2(SO4)3 + 6KOH → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4

Fe2+ + 3OH- → Fe(OH)3

e. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S↑

f. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O

g. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

h. Không xảy ra

i. CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4

Cu2+ + S2- → CuS↓

Bài 2: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+, Cl-, Br-.

- Nếu cho dd này tác dụng với dd KOH dư thì thu được 11,6 gam kết tủa.

- Nếu cho dd này tác dụng với AgNO3 thì cần vừa đúng 200 ml dd AgNO3 2,5M và sau phản ứng thu được 85,1 g kết tủa.

a. Tính [ion] trong dd đầu? biết Vdd = 2 lít.

b. Cô cạn dung dịch ban đầu thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?

Hướng dẫn giải

Phương trình ion: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

0,2 0,2 mol

Ag+ + Cl- → AgCl↓; Ag+ + Br- → AgBr↓

Gọi x, y lần lượt là mol của Cl-, Br-.

x + y = 0,5 (1) và 143,5x + 188y = 85,1 (2) .

Từ (1),(2) → x = 0,2, y = 0,3

a. [Mg2+] = 0,2/2 = 0,1 M; [Cl-] = 0,2/2 = 0,1 M; [Br-] = 0,3/0,2 = 0,15 M

b. m = 0,2.24 + 0,2.35,5 + 0,3.80 = 35,9 gam

2.2. Dạng 2: Phản ứng thủy phân của muối

Bài 1: Giải thích môi trường của các dung dịch muối: NH4Cl; Fe2(SO4)3; KHSO4; NaHCO3; K2S; Ba(NO3)2; CH3COOK.

Hướng dẫn giải

+ NH4Cl → NH4+ + Cl-

NH4+ + H2O ⇌ NH3 + OH-

→ Môi trường bazơ

+ Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + 3SO4-

Fe3+ + H2O ⇌ Fe(OH)3+ + H+

→ Môi trường axit

+ KHSO4 → K+ + HSO4-

HSO4- + H2O ⇌ SO42- + H3O+

→  Môi trường axit

+ NaHCO3 → Na+ + HCO3-

HCO3- + H2O ⇌ CO32- + H3O+

HCO3- + H2O ⇌ H2CO3 + OH-

→ Môi trường trung tính

+ K2S → 2K+ + S2-

S2- + H2O ⇌ HS- + OH-

→ môi trường bazơ

+ Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-

→ Môi trường trung tính

+ CH3COOK → CH3COO- + K+

CH3COO- + H2O ⇌ CH3COOH + OH-

→ Môi trường bazơ.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Cho 26,8 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl vừa đủ, thoát ra 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa m gam muối clorua. Giá trị của m là?

Câu 2: Cho 47 gam K2O vào m gam dung dịch KOH 14%, thu được dung dịch KOH 21%. Giá trị của m là?

Câu 3: Để pha được 1 lít dung dịch chứa Na2SO4 0,04M, K2SO4 0,05 M và KNO3 0,08M cần lấy?

Câu 4: Hòa tan một hỗn hợp 7,2 gam gồm hai muối sunfat của kim loại A và B vào nước được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X môt lượng vừa đủ BaCl2 đã kết tủa ion SO42-, thu được 11,65 gam BaSO4 và dung dịch Y. Tổng khối lượng hai muối clorua trong dung dịch Y là?

Câu 5: Cho 1 lít dung dịch gồm Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M tác dụng với 43 gam hỗn hợp rắn Y gồm BaCl2 và CaCl2. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 39,7 gam kết tủa. Tỉ lệ khối lượng của BaCl2 trong Y là?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3

A. KBr   

B. K3PO4

C. HCl   

D. H3PO4

Câu 2: Cho dung dịch chứa các ion sau: Na+,Ca2+ ,Mg2+ ,Ba2+ , H+ , NO3-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào dung dịch người ta dùng:

A. dung dịch K2CO3vừa đủ.   

B. dung dịch Na2SO4 vừa đủ.

C. dung dịch KOH vừa đủ.   

D. dung dịch Na2SO3 vừa đủ.

Câu 3: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?

A. AlCl3 và Na2CO3   

B. HNO3 và NaHCO3

C. NaAlO2 và KOH   

D. NaCl và AgNO3

Câu 4: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O?

A. HCl + NaOH → H2O + NaCl

B. NaOH + NaHCO3 → H2O + Na2CO3

C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4

D. H2SO4 +Ba(OH)2 → 2 H2O + BaSO4

Câu 5: Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong các ion sau: Ba2+, Al3+ , Na+, Ag+ ,CO32 ,NO3- ,Cl- ,SO42- . Các dung dịch đó là:

A. BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3, AgNO3.

B. Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3, AgCl.

C. BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3, AgNO3.

D. Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaCl, Ag2CO3.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Hóa học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Bản chất, điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
  • Viết được phương trình ion thu gọn của phản ứng
Ngày:14/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM