Tin học 6 Chương 1 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính
eLib xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 bài giảng dưới đây. Bài giảng này bao gồm sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử, một số thành phần chính của máy tính cá nhân, khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính; biết máy tính hoạt động theo chương trình,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các em cùng theo dõi bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Quá trình xử lý thông tin
Mọi quá trình xử lý thông tin đều có thể mô hình hóa thành một quá trình. Do vậy, để trở thành công cụ trợ giúp xử lý tự động thông tin, máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với quá trình quá trình xử lý thông tin.
1.2. Cấu trúc chung của một máy tính điện tử
Các khối chức năng nêu trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình máy tính do con người lập ra.
a. Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
b. Bộ nhớ
- Bộ nhớ là nơi lưu chương trình và dữ liệu bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
+ Bộ nhớ trong: Được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc
+ Bộ nhớ ngoài: Được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu, thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện, một số thiết bị nhớ ngoài như: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, USB…
Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte. (1 byte=8bit)
- Các thiết bị vào/ra được chia thành 2 loại chính:
Thiết bị vào: dùng nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét…
Thiết bị ra: dùng xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ…
1.3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin
Máy tính là công cụ xử lý thông tin hữu hiệu nhờ các chức năng trên, quá trình xử lý được tiến hành một cách tự động theo các chương trình.
1.4. Phần mềm và phân loại phần mềm
- Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính
- Có 2 loại phần mềm:
Phần mềm hệ thống:
Là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác.
Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.
Ví dụ 2: Windows, DOS, Linux, Unbutu, MacOS, …
Phần mềm ứng dụng:
Là chương trình đáp ứng những yêu cầu cụ thể nào đó.
Ví dụ 3: Phần mềm để soạn thảo văn bản Microsoft Word, phần mềm lướt web như trình duyệt Google Chrome,.…
2. Bài tập minh họa
2.1. Bài tập 1
Tại sao CPU có thể được coi như là bộ não của máy tính?
Hướng dẫn giải
CPU có thể được coi như bộ não của máy tính vì CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
2.2. Bài tập 2
Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính mà em biết.
Một số thiết bị vào/ ra của máy tính mà em biết:
+ Thiết bị vào: bàn phím, chuột máy tính, máy quét, webcam, ...
+ Thiết bị ra: máy in, màn hình máy tính, tai nghe, loa, ...
3. Luyện tập
Câu 1: Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?
Câu 2: Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính.
Câu 3: Hãy quan sát một máy tính để bàn hoặc một máy tính xách tay, phân biệt các bộ phận cơ bản của máy tính và các thành phần bên trong thân máy (CPU, đĩa cứng, RAM).
Câu 4: Quan sát một USB, đĩa CD và nhận biết dung lượng của chúng. Tìm hiểu cách sử dụng của USB và CD.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Thiết bị nào sau đây là thiết bị ra:
A. Chuột
B. Màn hình
C. Bàn phím
D. Máy quét
Câu 2: Mô hình của quá trình ba bước là:
A. Nhập – xử lí – xuất
B. Nhập – xuất – xử lí
C. Xuất – xử lí – nhập
D. Xử lí – nhập – xuất
Câu 3: Thiết bị nào dưới đây được dùng để in văn bản hay hình ảnh trên giấy?
A. Màn hình
B. Máy in
C. Đĩa CD
D. Máy quét
Câu 4: Trong máy tính người ta chia bộ nhớ thành mấy loại:
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại
Câu 5: RAM còn được gọi là?
A. Bộ nhớ RAM
B. Bộ nhớ flash
C. Bộ nhớ trong
D. Bộ nhớ cứng
4. Kết luận
Qua bài học này, giúp các em học sinh nắm được một số nội dung chính như sau:
- Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử.
- Biết một số thành phần chính của máy tính cá nhân.
- Có ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và ý thức rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
Tham khảo thêm
- doc Tin học 6 Bài 1: Thông tin và Tin học
- doc Tin học 6 Chương 1 Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin
- doc Tin học 6 Chương 1 Bài 3: Em có thể làm được gì nhờ máy tính
- doc Tin học 6 Chương 1 Bài thực hành 1: Làm quen với một số thiết bị máy tính