Toán 9 Chương 1 Bài 4: Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương do eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Bài giảng giúp các em nắm vững lý thuyết bài học, thêm vào đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm được các dạng bài tập ở phần này.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định lí
Với số a không âm và số b dương, ta có: \(\sqrt{\frac{a}{b}}=\frac{\sqrt{a}}{\sqrt{b}}\)
1.2. Áp dụng
a. Quy tắc khai phương một thương
Muốn khai phương một thương \(\frac{a}{b}\), trong đó số a không âm và số b dương, ta có thể lần lượt khai căn của số a và số b, rồi lấy kết quả thứ nhất chia cho kết quả thứ hai.
b. Quy tắc chia hai căn bậc hai
Muốn chia hai căn bậc hai của số a không âm và số b dương, ta có thể lấy số a chia cho số b rồi khai phương kết quả vừa tìm được.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Bài toán sử dụng quy tắc khai phương một thương
Câu 1: Rút gọn biểu thức sau:
\(5xy.\sqrt{\frac{25x^2}{y^6}}\) với \(x> 0; y\neq 0\) ; \(0,2x^3y^3\sqrt{\frac{16}{x^4y^8}}\) với \(x\neq 0;y\neq 0\)
Hướng dẫn giải
\(5xy.\sqrt{\frac{25x^2}{y^6}}=5xy.\frac{5|x|}{y^3}=\frac{25x^2y}{y^3}=\frac{25x^2}{y^2}\)
Tương tự, ta có: \(0,2x^3y^3\sqrt{\frac{16}{x^4y^8}}=\frac{0,2x^3y^3.4}{x^2y^4}=\frac{0,8x}{y}\)
Câu 2: Rút gọn biểu thức sau:
\(\sqrt{\frac{27(a-3)^2}{48}}\) với \(a>3\) ; \((a-b).\sqrt{\frac{ab}{(a-b)^2}}\) với (a < b)
Hướng dẫn giải
\(\sqrt{\frac{27(a-3)^2}{48}}=\sqrt{\frac{9}{16}}|a-3|=\frac{3}{4}(a-3)\) (vì \(a>3\) nên \(a-3>0\))
\((a-b).\sqrt{\frac{ab}{(a-b)^2}}=(a-b)\frac{\sqrt{ab}}{|a-b|}=(a-b)\frac{\sqrt{ab}}{b-a}=-\sqrt{ab}\) (vì a < b)
2.2. Dạng 2: Bài toán sử dụng quy tắc chia hai căn bậc hai
Câu 1: Thực hiện phép tính các giá trị sau: \(\frac{\sqrt{52}}{\sqrt{117}}\) ; \(\frac{\sqrt{2}}{\sqrt{18}}\)
Hướng dẫn giải
Ta có: \(\frac{\sqrt{52}}{\sqrt{117}}=\sqrt{\frac{52}{117}}=\sqrt{\frac{4}{9}}=\frac{2}{3}\)
Tương tự, ta có \(\frac{\sqrt{2}}{\sqrt{18}}=\sqrt{\frac{2}{18}}=\sqrt{\frac{1}{9}}=\frac{1}{3}\)
Câu 2: Giải phương trình: \(\sqrt{2}x-\sqrt{50}=0\) ; \(\frac{x^2}{5}-\sqrt{20}=0\)
Hướng dẫn giải
\(\sqrt{2}x-\sqrt{50}=0\Leftrightarrow \sqrt{2}x=\sqrt{50}\Leftrightarrow x=\frac{\sqrt{50}}{\sqrt{2}}=5\)
Tương tự, ta có: \(\frac{x^2}{5}-\sqrt{20}=0\Leftrightarrow \frac{x^2}{5}=\sqrt{20}\Leftrightarrow x^2=5\sqrt{20}\Leftrightarrow x=\pm \sqrt{\sqrt{500}}\)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Thực hiện phép tính các giá trị sau: \(\frac{{\sqrt {72} }}{{\sqrt {120} }}\) ; \(\frac{{\sqrt 5 }}{{\sqrt {75} }}\)
Câu 2: Rút gọn biểu thức sau: \(3xy.\sqrt {\frac{{9{y^2}}}{{{x^6}}}} \) với \(x \ne 0;\,y > 0\) ; \(0,4{x^3}{y^3}\sqrt {\frac{{25}}{{{x^8}{y^4}}}} \) với \(x \ne 0;y \ne 0\)
Câu 3: Giải phương trình: \(\sqrt 3 x - \sqrt {108} = 0\) ; \(\frac{{{x^2}}}{{\sqrt 5 }} - \sqrt {20} = 0\)
Câu 4: Rút gọn biểu thức sau: \(\sqrt {\frac{{54{{(2 - x)}^2}}}{{24}}} \) với \(x > 2\) ; \({(a - b)^2}.\sqrt {\frac{{{a^4}{b^8}}}{{{{(a - b)}^6}}}} \) với a > b
Câu 5: Giải phương trình: \(\sqrt {{x^2} - 4x + 13} = 3\)
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. \(\frac{{\sqrt 3 }}{{\sqrt 7 }} = \frac{1}{3}\)
B. \(\frac{{\sqrt {15} }}{{\sqrt {735} }} = \frac{1}{7}\)
C. \(\frac{{\sqrt {480000} }}{{\sqrt {300} }} = 4\)
D. \(\frac{{\sqrt {{{12}^5}} }}{{\sqrt {{2^3}{6^5}} }} = 2\)
Câu 2. Tính \(M = \sqrt {1,69.1,38 - 1,69.0,74} \)
A.1,04
B. 1,64
C. 2,08
D. 2,14
Câu 3. Tính \(N = \sqrt {\frac{{{{125}^2} - {{100}^2}}}{{400}}} \)
A. 15/2
B. 1/15
C. 5/4
D. Kết quả khác
Câu 4. Nghiệm của phương trình \(\sqrt{5}x+\sqrt{5}=\sqrt{20}+\sqrt{45}\) là
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 5. Không dùng máy tính cầm tay, giá trị của biểu thức \(\sqrt{\frac{149^2-76^2}{457^2-384^2}}\) là
A. \(\frac{13}{29}\)
B. \(\frac{13}{27}\)
C. \(\frac{15}{27}\)
D. \(\frac{15}{29}\)
4. Kết luận
Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:
- Nắm được các quy tắc khai phương một thương, quy tắc chia căn bậc hai.
- Làm được những dạng Toán liên quan.
Tham khảo thêm
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 1: Căn bậc hai
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 2: Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 3: Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 5: Bảng căn bậc hai
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 6: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 7: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp)
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 8: Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- docx Toán 9 Chương 1 Bài 9: Căn bậc ba
- docx Toán 9 Ôn tập Chương 1: Căn bậc hai, căn bậc ba